Ở Thanh Hóa có một cây cổ thụ 700 tuổi, "thượng thọ" từ lâu mà vẫn "sinh con đẻ cháu ầm ầm"

Vũ Thượng Thứ tư, ngày 05/02/2025 05:33 AM (GMT+7)
Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa), hiện có một cây cổ thụ là cây thị với tuổi đời khoảng 700 tuổi. Điều kỳ lạ là cụ cây gần thọ bằng ông Bành Tổ này hàng năm vẫn ra hoa kết quả trĩu cành.
Bình luận 0

Đặc biệt, cây cổ thụ là cây thị cổ thụ ở khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã được công nhận là cây Di sản Việt Nam vào năm 2022.

Clip: Cây thị khoảng 700 tuổi ở Thanh Hóa được công nhận là cây Di sản Việt Nam

Cây thị có tuổi đời khoảng 700 nằm trong khuôn viên trụ sở của Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (khu phố 1, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Tháng 6/2022, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam công nhận cây thị 700 tuổi này là cây di sản.

Ngày 4/2, chia sẻ tới phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Dương Hoàng Hải-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân cho biết: "Cây thị khoảng 700 tuổi được chúng tôi bảo vệ, chăm sóc nên ngày càng sinh trưởng tốt, cành lá sum suê, phủ tán rộng...".

"Hàng năm, cây thị 700 tuổi vẫn ra hoa kết quả trĩu cành, đặc biệt khi quả thị chín tỏa hương thơm ngát, mùi thị chín thơm dịu nhẹ và người dân gần kề thường đến hái về để ăn", ông Hải kể.

Cây thị cổ thụ ở Thanh Hóa, 700 tuổi vẫn ra hoa kết quả trĩu cành - Ảnh 1.

Cận cảnh cây thị cổ trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Vũ Thượng

Cây thị cổ thụ ở Thanh Hóa, 700 tuổi vẫn ra hoa kết quả trĩu cành - Ảnh 2.

Cây thị cổ 700 tuổi có thân xù xì, u bướu. Ảnh: Vũ Thượng

Cây thị cổ thụ ở Thanh Hóa, 700 tuổi vẫn ra hoa kết quả trĩu cành - Ảnh 3.

Một phần thân cây cổ thụ bị tổn thương, lão hóa, hoai mại sau thời gian hàng trăm năm. Ảnh: Vũ Thượng

Theo ông Hải, khi ông về Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân nhận công tác có nghe các cụ kể lại, cây thị cổ từng bị lâm tặc có ý định chặt phá nên một phần thân cây bị tổn thương tới tận ngày nay.

Qua tìm hiểu, cây thị cổ thụ trong khuôn viên trụ sở của Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân có chu vi gốc cây (vị trí sát mặt đất) là 9,5m; chu vi gốc cây (vị trí cao 1,3m) là 6,2 m; đường kính thân cây (tại vị trí 1,3 m) là 2 m; cây có chiều cao khoảng 25 m.

Không gian xung quanh gốc cây thị 700 tuổi rộng rãi, thoáng đãng không bị cạnh tranh bởi các loài cây khác hay công trình xây dựng của người dân và của cộng đồng.

Cây thị cổ thụ ở Thanh Hóa, 700 tuổi vẫn ra hoa kết quả trĩu cành - Ảnh 4.

Phía dưới gốc cây thị ở thông thoáng, bao quanh được xây bằng bệ gạch. Ảnh: VT

Cây thị cổ thụ ở Thanh Hóa, 700 tuổi vẫn ra hoa kết quả trĩu cành - Ảnh 5.

Cây thị 700 tuổi có chiều cao khoảng 25 mét. Ảnh: Vũ Thượng

Cây thị cổ thụ ở Thanh Hóa, 700 tuổi vẫn ra hoa kết quả trĩu cành - Ảnh 6.

Cành lá cây thị cổ sum suê, phủ tán rộng một vùng. Ảnh: Vũ Thượng

Thời gian qua, Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân đã phối hợp với địa phương bảo vệ nghiêm ngặt cây thị nhằm bảo tồn nguồn gen, duy trì và phát triển bền vững hệ sinh thái, quần thể các loài thực vật.

Cây thị cổ thụ ở Thanh Hóa, 700 tuổi vẫn ra hoa kết quả trĩu cành - Ảnh 7.

Nhìn từ xa cây thị như một cái ô khổng lồ phủ kín khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân. Ảnh: Vũ Thượng

Cây thị cổ thụ ở Thanh Hóa, 700 tuổi vẫn ra hoa kết quả trĩu cành - Ảnh 8.

Năm 2022, cây thị cổ thụ được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Ảnh: Vũ Thượng

Cây thị hiện là điểm nhấn để các thế hệ người dân, cán bộ địa phương, học sinh, sinh viên, du khách tham gia học tập, thực tập và nghiên cứu khoa học. Là điểm đến lý tưởng của khách du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn khi về với huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem