OCOP TP.HCM
-
Không chỉ hỗ trợ về xúc tiến thương mại, với mục tiêu đẩy nhanh phát triển Chương trình OCOP, TP.HCM sẽ có một loạt chính sách tạo điều kiện cho HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất tham gia phát triển sản phẩm OCOP.
-
Từ nguồn nguyên liệu dân dã của quê hương Cần Giờ, anh Phan Minh Tiến đã đưa hình ảnh cây dừa nước đi xa, thông qua việc "lên đời" chúng trở thành sản phẩm OCOP đậm tính địa phương, độc đáo, ngon miệng, cho giá trị kinh tế cao.
-
Sản phẩm hoa, cây kiểng và cá cảnh được xem là thế mạnh của ngành nông nghiệp TP.HCM đã được "cởi trói", có điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng, gắn sao OCOP.
-
Nhiều sản phẩm tiềm năng tại các huyện đang chờ được gắn sao OCOP tại TP.HCM. Mục tiêu năm 2022, TP.HCM sẽ có thêm 41 sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3 sao trở lên.
-
Phát triển sản phẩm OCOP phải làm sao để 1 sản phẩm lời được 10 đồng, thay cho 10 sản phẩm, nhưng chỉ lời được tổng cộng được 10 đồng. Điều này đồng nghĩa phải chuyển từ tư duy số lượng sang chất lượng.
-
Các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh tại TP.HCM đang tích cực tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP - One Commune One Product) để nâng tầm giá trị sản phẩm địa phương, như cách mà người Nhật đã thành công.
-
Được chứng nhận OCOP là cơ hội để các chủ thể sản xuất lâu năm tại TP.HCM chắc chân mở rộng thị trường, còn với các doanh nghiệp khởi nghiệp, đây là cơ hội lớn để quảng bá, tiếp cận người tiêu dùng.