Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cơ cấu nghề nghiệp đang thay đổi
Tại hội thảo "Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở TP.HCM giai đoạn 2020 - 2030" do UBND TP.HCM tổ chức sáng 15/8, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM, cho rằng nhu cầu lao động có trình độ đại học (ĐH) ngày càng tăng. Mặt khác cơ cấu nghề nghiệp đang thay đổi mạnh mẽ, nhiều nghề mới ra đời ở khối dịch vụ công nghệ, đòi hỏi việc đào tạo phải tạo nền tảng để người đi làm vẫn có thể tiếp thu thêm được kiến thức mới. Đây chính là xu hướng học tập suốt đời.
Dẫn một nghiên cứu của Đức vừa công bố, trong 8 năm qua, những nghề mới đòi hỏi số việc làm nhiều hơn số nghề cũ mất đi việc làm, ông Nhân cho rằng thông điệp này rất quan trọng. Nhiều công ty có vẻ hoảng sợ, e dè, rằng Việt Nam sẽ mất nhiều việc làm vì tự động hóa, nhưng thực tế, nếu Việt Nam có nhân lực tốt, Việt Nam sẽ là đồng tác giả của các dịch vụ gắn với tự động hóa, trong đó có việc làm.
Lao động Việt Nam đáp ứng tốt các yêu cầu của Samsung. Ảnh: bên trong dây chuyền sản xuất nhà máy Samsung (Ảnh: Tiền Phong).
“Tại sao Intel, Samsung đến đây? Vì lao động Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của họ, họ đến đây và thuê hàng trăm ngàn lao động. Vậy thì, chúng ta không khen quá lời nhưng cũng đừng bi quan quá vì năng suất lao động thấp hay nguồn nhân lực kém. Tất cả những gì Samsung muốn người Việt Nam làm, chúng ta đều làm được hết!”, ông Nhân nói.
Còn theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chương trình hàng đầu trong 7 chương trình đột phá nhằm đưa thành phố phát triển nhanh, bền vững.
TP.HCM cũng đang tập trung triển khai các bước đi để tiến tới xây dựng đô thị thông minh với nòng cốt là những con người thông minh, sử dụng các tiện ích, thành tựu khoa học và công nghệ để tạo môi trường sống thân thiện, nâng cao hiệu quả làm việc.
Trong thời đại hiện nay, hệ thống giáo dục phải tập trung vào phát triển phẩm chất và năng lực của người học thông qua việc định hướng các con đường phù hợp nhất cho các nhóm học sinh, sinh viên khác nhau để giúp họ phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân.
Ông Phong cho rằng, đối với các trường ĐH, thành công của trường không chỉ đơn thuần là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên hay vị trí trên bảng xếp hạng quốc tế mà còn là sự phát triển bền vững và lâu dài của sinh viên, khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro, năng lực đổi mới, sáng tạo của sinh viên trong môi trường hội nhập và quốc tế hóa…
Trong 8 năm qua, những nghề mới ra đời đòi hỏi số việc làm nhiều hơn số nghề cũ mất đi việc làm
Đa dạng hoá các loại hình đào tạo
Các trường ĐH cũng cần đón đầu xu hướng là thời gian đào tạo người lao động trình độ cao sẽ không chỉ giới hạn trong 4 hoặc 5 năm, mà là trong suốt cuộc đời lao động của họ, khi người học tiếp tục quay trở lại để trang bị thêm kiến thức và kỹ năng sau khi tốt nghiệp.
Vì vậy, các trường ĐH phải phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh tranh và đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực nói chung và nhân lực trình độ quốc tế nói riêng của TP.HCM.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực quốc tế xuất phát từ xu thế hội nhập, đáp ứng nhu cầu đổi mới, và nhằm phục vụ sự phát triển của TP.HCM.
Trong bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao không đơn thuần chỉ là nguồn lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp… mà còn là nguồn nhân lực trình độ quốc tế, được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc trong môi trường toàn cầu, có thể cạnh tranh với lao động từ các quốc gia khác trên thế giới và thích ứng nhanh với nên công nghiệp 4.0.
Theo ông Quân, nhân lực trình độ quốc tế được nhận diện qua 5 yếu tố: thứ nhất được đào tạo toàn diện, thứ hai có ngoại ngữ và kiến thức về quốc tế, thứ ba có kết nối với doanh nghiệp và kinh nghiệm thực tế, thứ tư có khả năng học tập suốt đời, và cuối cùng có tinh thần khởi nghiệp.
Để tạo được nguồn nhân lực này, ông Quân đề xuất TP và các trường ĐH có thể cùng nhau xây dựng một trung tâm cải tiến công nghệ, song song với hình thành một mô hình đại học dựa trên nền tảng công nghệ, giúp chia sẻ những tài liệu, tài nguyên mà TP có thể dễ dàng sử dụng.
Cũng theo ông Quân, ngành giáo dục cũng phải thay đổi để thích ứng với những tiến bộ nhanh chóng của xã hội, nhiều ngành nghề nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội hình thành mà chưa hề có đủ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Ví dụ như Uber hay Grab là những nghề chưa từng xuất hiện trong giáo dục, hay như Việt Nam có nghề cảnh sát nhưng chưa có ngành đào tạo an ninh mạng.
Ông Malcolm - Tổng giám đốc khu vực châu Á, Tập đoàn Pearson, cho rằng, khi công nghệ ngày càng phát triển, các trường đại học cũng cần tăng cường áp dụng vào giảng dạy. Các trường có thể sử dụng công nghệ, các công cụ giảng dạy để bù đắp vào khoảng trống thiếu hụt giảng viên, giáo viên hỏi như hiện nay. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.