Thể hiện cam kết với đồng minh
Khu phi quân sự ở biên giới hai miền Triều Tiên được biết đến là biên giới cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Đường biên này phân chia hai miền Triều Tiên kể từ sau cuộc chiến tranh 1950 - 1953. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng đến thăm khu vực này và gọi “đây là nơi đáng sợ nhất trên Trái đất".
|
Tổng thống Obama quan sát Khu DMZ bằng ống nhòm. |
Hiện Mỹ có 28.500 binh sĩ đồn trú tại Hàn Quốc. Chuyến thăm của Tổng thống Obama diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang liên quan tới kế hoạch phóng tên lửa vào trung tuần tháng 4 của Bình Nhưỡng, vấn đề đe dọa làm chệch hướng thỏa thuận viện trợ lương thực của Washington.
Dự kiến, ông Obama sẽ vận động các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân đứng ra thuyết phục CHDCND Triều Tiên từ bỏ kế hoạch phóng tên lửa nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Bình Nhưỡng chuyển tên lửa đến cơ sở phóng
Tuy nhiên, đáp lại sự mong mỏi của cộng đồng quốc tế, Bình Nhưỡng vừa chuyển phần thân chính của một tên lửa tầm xa tới bệ phóng ở vùng Tây Bắc nước này, một động thái được cho là chuẩn bị cho việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo.
Đài Truyền hình Fuji của Nhật Bản đưa tin, một đoàn tàu đã đưa phần thân chính này tới cơ sở phóng tên lửa tại Tongchang-ri, thuộc huyện Cholsan của tỉnh Bắc Pyongan ở Tây Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó, hãng tin Kyodo dẫn lời nguồn tin ngoại giao cho hay, Triều Tiên đã vận chuyển một vật thể được cho là thành phần chính của một tên lửa đạn đạo tầm xa đến một cơ sở phóng tên lửa ở miền Tây Bắc nước này.
Nhận lời mời của Tổng thống Hàn Quốc, hôm nay 26.3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ hai tại Hàn Quốc và thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 28 đến 29.3. Tại Hội nghị, Việt Nam sẽ nêu bật các nỗ lực, biện pháp Việt Nam đã thực hiện thời gian qua nhằm bảo đảm an toàn hạt nhân ở mức độ cao nhất.
Thông tin nói trên dường như dựa trên cơ sở phân tích những bức ảnh chụp được từ vệ tinh do thám. Nhiều khả năng đây là "tên lửa đẩy" trong kế hoạch phóng vệ tinh quan sát mà Triều Tiên dự định thực hiện vào tháng 4 tới.
Trước đó ngày 23.3, Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố công tác chuẩn bị cho việc phóng một vệ tinh quan sát vào tháng tới đã bước vào "giai đoạn hành động chính thức".
Trong khi Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố giám sát chặt chẽ các diễn biến của Triều Tiên thì Nhật Bản tỏ thái độ cứng rắn khi khẳng định có thể bắn rơi tên lửa của Bình Nhưỡng nếu nó đe dọa an toàn của quốc đảo này. Nhật đã triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) tại chuỗi đảo miền Nam, nơi được cho là gần với đường bay dự kiến của tên lửa Triều Tiên.
Quang Minh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.