Ông Peter Sommestein - chuyên gia báo chí Thụy Điển: Tạo sự cân bằng giữa các hình thức báo chí

Lê Huyền (ghi) Thứ bảy, ngày 21/06/2014 12:09 PM (GMT+7)
Đó là nhận định của ông Peter Sommerstein - chuyên gia báo chí Thụy Điển, người có nhiều năm nghiên cứu về tòa soạn hội tụ khi trả lời phóng viên NTNN.
Bình luận 0

Ông P.S cho rằng: Trước hết, niềm tin vững chắc của tôi là phương tiện truyền thông kỹ thuật số đang hiện diện và đang sống! Nó tạo sự thay đổi lớn đối với phương tiện truyền thông trên toàn thế giới. Bởi vậy, phương tiện truyền thông truyền thống như báo in, các tạp chí… đang phải vật lộn để tìm ra giải pháp tối ưu và tìm ra "đúng cách" giữ bạn đọc, làm ra lợi nhuận để tồn tại!

Mặt khác, tôi cũng tin rằng cần phải rất cẩn thận khi thực hiện sự thay đổi từ báo in sang báo kỹ thuật số. Theo ý kiến của tôi, nó không phải là vấn đề có thể giải quyết tách bạch mà phải tìm cách hoàn hảo để có truyền thông hội tụ. Điều đó có nghĩa tối ưu hóa tất cả các hình thức báo chí khác nhau, như báo in, báo mạng, báo có phiên bản xuất bản trên ĐTDĐ, phát thanh, truyền hình... Với các loại hình này, nếu hợp tác tốt và có nền tảng tốt để làm việc cùng nhau và không chống lại nhau thì tòa soạn ấy sẽ tồn tại!

Nhìn từ thực tế ở Thụy Điển, gần như không có báo nào ở Thụy Điển phải đóng cửa vì mất độc giả. Nói một cách khác, ngày nay báo chí của Thụy Điển có đông người đọc hơn trước rất nhiều. Nhưng họ không đọc theo cách truyền thống nữa mà có xu hướng tiếp nhận tin tức báo chí từ nhiều nguồn và nhiều loại hình báo chí khác nhau. Hầu hết các báo Thụy Điển đã thừa nhận thực tế này và trong mười năm qua họ đã cố gắng tìm đến độc giả của họ bằng nhiều cách khác nhau.

Sự thay đổi chính ở Thụy Điển là quyền sở hữu của báo chí Thụy Điển đã mang tính tập trung nhiều hơn so với trước đây. Nếu như năm 2000, các cơ quan truyền thông của Thụy Điển được sở hữu bởi 35 ông chủ khác nhau thì hiện nay con số đó là 7 người. Còn tại Việt Nam thì sao? Truyền hình vẫn là hình thức báo chí được tiếp cận nhiều nhất. Mặt khác, báo chí trên ĐTDĐ đang ngày càng trở nên phổ biến với nhiều người và tạo thế đột phá so với tất cả các phiên bản sử dụng kỹ thuật số của báo chí.

Để phát triển báo chí nói chung và tạo sự cân bằng giữa các hình thức báo chí thì theo tôi đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cơ quan quản lý cấp cao của truyền thông Việt Nam. Như tôi đã nói, thời đại truyền thông kỹ thuật số đã tới và đã là một phần của truyền thông Việt Nam.

Vì vậy, báo in cần phải điều chỉnh để phù hợp thực tế này. Và điều này có nghĩa phải sự thay đổi suy nghĩ và thiết lập các cơ quan truyền thông (có tính liên kết) và đầu tư cơ sở hạ tầng... Và tôi không nghĩ rằng phương tiện truyền thông kỹ thuật số sẽ giết chết báo in- nếu người ta tìm thấy cách để hợp tác, cả hai sẽ tồn tại!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem