“Ông trùm” lúa giống và... gặt lúa thuê

Chúc Ly Thứ ba, ngày 07/06/2016 14:00 PM (GMT+7)
Chỉ sau hơn 5 năm lập nghiệp, từ 3 công đất ruộng ban đầu, nay anh Nguyễn Quốc Việt (36 tuổi, ngụ ấp Kinh Mới, xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương.
Bình luận 0

Mạnh dạn đầu tư

Sau khi xuất ngũ năm 2002, anh Việt tham gia công tác đoàn tại địa phương và phụ giúp gia đình làm nông nghiệp.

Theo anh Việt, gia đình anh ngoài sản xuất lúa còn làm dịch vụ tuốt lúa thuê thời chưa có máy gặt đập liên hợp. Đến năm 2010, nhận thấy nhu cầu thu hoạch lúa bằng cơ giới ngày càng phát triển mạnh, anh mạnh dạn vay tiền mua máy gặt đập liên hợp để vừa phục vụ nhu cầu sản xuất của gia đình vừa làm thuê cho bà con trong xóm kiếm thêm thu nhập. “Tính toán thời cơ đã kỹ nhưng vấn đề lớn là thiếu vốn, tôi bàn với gia đình vay vốn ngân hàng để mua 1 chiếc máy gặt đập liên hợp trị giá trên 225 triệu đồng và máy xới có giá hơn 100 triệu đồng để nhận được những đơn đặt hàng lâu dài. Lúc ấy chưa có nhiều người làm dịch vụ này nên chỉ sau 1 năm tôi đã hoàn vốn” - anh Việt tâm sự.

img

Anh Nguyễn Quốc Việt kiểm tra ruộng lúa giống của các tổ viên. Ảnh: Chúc Ly

Không dừng lại ở đó, với các mối gặt thuê đã có, anh Việt tiếp tục vay tiền mua thêm 2 chiếc máy gặt đập liên hợp và 2 máy xới trong 2 năm sau đó. Từ đó, cơ sở gặt lúa, xới đất của anh Việt trở nên ổn định vì có đủ máy móc, ngày càng được nhiều ND tin tưởng.

"Mỗi quyết định của tôi đều đã được tính toán kỹ nên dù còn nhiều khó khăn tôi vẫn quyết làm cho được”.
Anh Nguyễn Quốc Việt

Đến năm 2014, khi các máy gặt đập đã bắt đầu hao mòn, hư hỏng, anh Việt lại mạnh dạn gom hết tiền mua chiếc máy gặt đập liên hợp của Nhật hơn 500 triệu đồng. Theo anh Việt, từ năm 2014, anh bắt đầu thay thế những chiếc máy gặt đập cũ thành máy của Nhật. Đến năm 2015 anh đã có 3 chiếc máy gặp đập liên hợp “xịn” và 3 chiếc máy xới mới, 3 chiếc máy cộ lúa, trị giá gần 3 tỷ đồng.

Nông dân trẻ đa năng

Anh Việt cho hay: “Mỗi quyết định của tôi đều được tính toán kỹ nên dù còn nhiều khó khăn tôi vẫn quyết làm cho được. Hơn nữa, tuy hơi mạo hiểm khi đầu tư 3 chiếc máy gặt đập liên hợp trị giá hơn 1,5 tỷ đồng nhưng hiện tôi thu hồi vốn tốt, tin rằng trong năm tới sẽ hoàn vốn”.

Trung bình anh Việt gặt khoảng 1.700 công ruộng/vụ, đồng thời nhận luôn việc xới đất cho từng đó diện tích. Sau khi trừ chi phí, anh Việt thu lãi khoảng 400 triệu đồng/vụ, mỗi năm lãi trên 1 tỷ đồng.

Ngoài việc cắt lúa thuê, anh còn là một ND luôn tìm tòi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa. Do ít đất sản xuất, anh Việt đã chủ động thuê gần 6ha đất để trồng lúa, từ diện tích lúa này mỗi năm anh thu lãi hàng trăm triệu đồng. Năm 2012, tổ sản xuất lúa giống ấp Kinh Mới được thành lập và anh là người đứng ra làm tổ trưởng với 19 thành viên, diện tích gần 23ha.

Anh Việt cho biết, về mặt kỹ thuật, tổ đã được Phòng NNPTNT hướng dẫn kỹ, vấn đề là quản lý và tạo thói quen để ND áp dụng kỹ thuật, phương pháp sản xuất mới nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Với sự nghiêm túc trong sản xuất, các thành viên trong tổ đã sản xuất lúa đạt hiệu quả ngay vụ mùa đầu tiên với năng suất 8 tấn/ha, giá lúa giống thành phẩm bán ra với giá 12.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ hàng cung. Đến nay, diện tích tổ hợp tác đã nâng lên trên 30ha với 27 thành viên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem