Phân bón Văn Điển cân đối dinh dưỡng cho rau màu

Nguyễn Tiến Chinh Thứ hai, ngày 10/12/2018 08:00 AM (GMT+7)
Sử dụng phân Đa yếu tố NPK Văn Điển là cùng một lúc đã cung cấp đầy đủ, cân đối nhiều yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón NPK thông thường không có được; cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng thuốc BVTV.
Bình luận 0

Dùng phân khoáng thiên nhiên

Vài chục năm gần đây, ngành nông nghiệp nước ta đã lạm dụng đầu tư phân hóa học mà ít sử dụng phân hữu cơ; hệ lụy trước mắt là sâu bệnh nhiều, năng suất cây trồng ngày một giảm. Song nguy hại lâu dài hơn là đã làm thoái hóa đất trồng trọt, gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.

Sản xuất rau màu trước hết là phục vụ trực tiếp cuộc sống thường ngày của con người. Do đó, cần phải hạn chế sử dụng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh và phân khoáng thiên nhiên thân thiện với môi trường để làm ra sản phẩm sạch, an toàn.

img

 Phân Lân nung chảy Văn Điển là loại phân đa dinh dưỡng, cho cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng thuốc BVTV. ảnh P.V

Phân Lân nung chảy Văn Điển là một loại phân khoáng thiên nhiên, được sản xuất từ nguyên liệu là quặng phosphat, serpentin hoặc olevin, manhezit. Hỗn hợp trên được nấu chảy ở nhiệt độ 1.400-1.450 độ c sau khi làm lạnh đột ngột thu được sản phẩm ở dạng thủy tinh. Sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như sắt 4%, mangan 0,4%; đồng 0,02%; molipden 0,001%; coban 0,002; Bo 0,008%; kẽm 0,00014%. 

Phân Văn Điển không tan trong nước nên không bị rửa trôi, bay hơi, không bị các chất khác bám giữ; chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra nên khi cây ăn thì hết phân, cây chưa ăn đến thì còn tồn lại các vụ sau. Đây là loại  phân bón “thân thiện với môi trường” vì không sử dụng hóa chất trong công nghệ sản xuất, các chất dinh dưỡng được cây trồng sử dụng trên 98%, không để lại tồn dư trong đất, ngược lại còn khử chua, cải tạo đất rất tốt.

Cách bón phân Văn Điển cho rau màu

 Hải Dương là tỉnh có diện tích và sản lượng rau màu lớn nhất trong các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ. Từ lâu, nông dân Hải Dương vẫn quen dùng phân ĐYT NPK 5:10:3 (5%N, 10%P2O5, 3% k2O, 15% CaO, 9% MgO, 14% SiO,2% S và các chất vi lượng khác. Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn…) bón lót cho các loại cây trồng và phân đa yếu tố NPK 12:5:10 (12%N, 5%P2O5, 10% k2O, 5% CaO,2% MgO, 4% SiO,11% S và các chất vi lượng khác. Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn…) bón thúc cho các loại cây trồng đạt hiệu quả cao.

Nay Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển bổ sung thêm một số sản phẩm phân bón mới như ĐYT NPK 10:7:3 dùng bón lót và ĐYT NPK 13:3:10; hay 12 :7:20 dùng bón thúc cho các  loại rau màu và cây ăn quả, đặc biệt phát huy hiệu lực cao cho cây trồng cạn ngắn ngày.

Cách bón phân ĐYT NPK Văn Điển cho rau màu ở Hải Dương:

Bón lót: Mỗi sào Bắc Bộ (360m2) bón khoảng 2-3 tạ phân hữu cơ ủ mục và  khoảng 20- 25kg NPK 5:10:3 hoặc15-20kg ĐYT NPK 10:7:3.

Bón thúc:

Với cây ngô, rau, đỗ đậu…: Mỗi sào Bắc Bộ (360m2) bón 10-12kg/ĐYT NPK 12:5:10, hoặc15-20kg ĐYT NPK 13:3:10, thâm canh cao có thể bón tăng thêm.

Cây dưa, bí, ớt, hành tỏi…: Tùy mức độ thâm canh và lượng phân đã bón lót mà tính lượng phân bón thúc khoảng 30-35 hoặc 45-55kg/sào.

 Lưu ý:

- Các sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển được vùi lấp trong đất sẽ phát huy hiệu lực cao hơn.         

- Để cây trồng nhanh hấp thụ dinh dưỡng, cả khi đất ướt hoặc đất khô, có thể ngâm phân ĐYT NPK 12:5:10, 13:3:10 khỏang 15-20 phút rồi hòa loãng tưới xa gốc cây.

Phân Lân nung chảy Văn Điển là loại phân đa dinh dưỡng, chứa đồng thời 19-20 chất dinh dưỡng trung và vi lượng. Tổng các chất dinh dưỡng lên đến 98%, tất cả các chất đều ở dạng dễ tiêu, không chứa chất độc hại, không có thành phần phụ.

 Sử dụng phân ĐYT NPK Văn Điển là cùng một lúc đã cung cấp đầy đủ, cân đối nhiều yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón NPK thông thường không có được. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem