Phát hiện cá mập có "chân", biết "đi lại" dưới đáy biển

Thứ hai, ngày 02/09/2013 19:39 PM (GMT+7)
Loài cá mập tre có màu nâu và trắng này có chiều dài chỉ khoảng 80 cm khi trưởng thành và là loài nhỏ nhất trong gia đình cá mập "biết đi"...
Bình luận 0
Nhóm các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bảo tồn Quốc tế và Bảo tàng Tây Australia ngày 30.8 cho biết đã phát hiện loài cá mập mới có "chân" và biết "đi lại" dưới đáy biển ở miền Đông Indonesia.

Loài cá mập tre có màu nâu và trắng này có chiều dài chỉ khoảng 80 cm khi trưởng thành và là loài nhỏ nhất trong gia đình cá mập "biết đi", tuy nhiên các "anh em họ" của chúng cũng chỉ có chiều dài tối đa đến 120 cm. Loài cá mập "tí hon" này lại có vây đặc biệt lớn, thậm chí dài hơn chiều dài toàn bộ cơ thể.

Loài cá mập
Loài cá mập "biết đi" mới. (Nguồn: channelnewsasia.com)

Chính những chiếc vây dài này đã giúp cá mập "đi lại" trên đáy biển khi tìm kiếm thức ăn là các loài cá nhỏ và giáp xác vào ban đêm.

Ngoài Indonesia, các nhà khoa học còn phát hiện cá mập tre hay còn gọi là cá mập vây dài tại đảo Halmahera ở phía tây New Guinea, vùng biển nhiệt đới gần Australia và Papua New Guinea.

Tất cả các loài cá mập nói trên đều không tấn công con người. Trưởng nhóm Bảo tồn quốc tế tại Indonesia Ketut Sarjana Putra đánh giá cá mập Halmahera sẽ đóng vài trò "đại sứ" trong việc thu hút sự chú ý của giới lặn biển đến với vùng biển còn chưa được khám phá của Indonesia, cũng như giúp người dân thế giới nói chung và Indonesia nói riêng hiểu rằng đa số các loài cá mập trên thế giới đều vô hại với con người và xứng đáng được chính phủ các nước chú ý bảo tồn và phát triển.
TTXVN (Theo TTXVN)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem