Phát hiện thành cổ thời Lê giữa địa hình hiểm trở

Chủ nhật, ngày 18/01/2015 08:00 AM (GMT+7)
Trong quá trình khảo cứu các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), các cán bộ chuyên môn thuộc Bảo tàng Hà Tĩnh và người dân địa phương đã phát hiện một đoạn tường thành cổ làm bằng đá thời Lê Lợi.
Bình luận 0

Đoạn thành cổ này nằm trên địa bàn xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn dài gần 300m, cao 2,5m, rộng 0,85m, được xây cất với bên ngoài ghép đá, phía trong đắp đất. Đá xây thành là những phiến đá tự nhiên được ghép chồng lên nhau.

 

Đoạn thành cổ vừa mới được phát hiện

Đoạn thành cổ vừa mới được phát hiện

 

Đây là một đoạn nằm trong hệ thống thành luỹ ở khu vực phía Bắc, cách động Tiên Hoa gần 2km để ngăn chặn sự tấn công của quân Minh từ Lam Thành (Nghệ An) nhằm bảo vệ căn cứ Đỗ Gia ở Động Tiên Hoa (xã Sơn Phúc).

Hệ thống thành luỹ cổ thời Lê khá rộng, kéo dài khoảng 3km qua các xã: Sơn Tiến, Sơn Thịnh, Sơn Tân của huyện Hương Sơn và được bao bọc bởi dãy núi Thiên Nhẫn trùng điệp và sông Ngàn Phố với địa hình hiểm trở.

Tại các khu vực này còn ghi dấu những địa danh thời Lê Lợi, gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như: Tàu Voi, Bãi Tập, Cồn Dài, Bạch Tượng, xóm Hào, xóm Kho…

Việc phát hiện thành cổ thời Lê và những địa điểm dấu tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có ý nghĩa vô cùng quý giá giúp các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ thêm những giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn…
(Theo Dân Trí)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem