Ninh Bình phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Vũ Thượng Thứ bảy, ngày 14/05/2022 10:47 AM (GMT+7)
Thiên nhiên đã ban tặng cho đất và người tỉnh Ninh Bình nguồn tài nguyên sinh học đa dạng vô giá. Từ Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu đất ngập nước Vân Long đến hệ thống xuyên thuỷ Tràng An…với hàng trăm nghìn loài động, thực vật quý hiếm, phong phú như: Con Voọc, cây trò ngàn năm…
Bình luận 0

Du lịch Ninh Bình bảo tồn đa dạng sinh học

Tỉnh Ninh Bình được biết đến với hệ sinh thái đa dạng và phong phú, phân thành 5 hệ đặc trưng như: Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái gò đồi, hệ sinh thái vùng đồng bằng, hệ sinh thái các thủy vực và hệ sinh thái vùng ven biển. Các hệ sinh thái đều mang tính tiêu biểu về quần thể loài và quyết định tính đa dạng sinh học.

Đồng thời, Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, là di sản "kép" đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2014.

Ảnh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Ninh Bình - Ảnh 1.

Huyền diệu Tràng An tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Trường Huy

Nơi đây không chỉ phong phú về hệ thực vật mà còn được đánh giá là có giá trị lớn về mặt khoa học, bởi qua nghiên cứu bước đầu khu vực Tràng An có 10 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như: Cây nghiến, lát hoa, bồ an Bắc bộ, sắng, vương tùng, bò cạp núi, bách bộ đá…

Ngoài ra, có 7 loài lần đầu tiên ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam như: Sữa hoa vàng, tầm cốt phong, thị đất, vệ mâu lá nhọn, hoa tán…

Ảnh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Ninh Bình - Ảnh 2.

Vườn chim Thung Nham nơi bảo tồn nhiều loại chim, cò quý. Ảnh Trường Huy

Nhiều động vật quý hiếm cần được bảo vệ như: rùa cổ sọc, voọc quần đùi trắng…Đặc biệt, có những loài nằm trong trong sách đỏ Việt Nam, như rắn có mào, Phượng Hoàng...

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch và sự chỉ đạo của tỉnh Ninh Bình, các ngành chức năng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về đa dạng sinh học. 

Cũng như nhằm chung tay bảo vệ sự suy giảm đa dạng sinh học, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, không săn bắn, sử dụng thực phẩm từ các loài động vật hoang dã, quý hiếm...

Ảnh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Ninh Bình - Ảnh 3.

Mùa vàng Hang Múa. Ảnh: Trường Huy

Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Bình đã triển khai các giải pháp gắn phát triển du lịch với bảo tồn đa dạng sinh học, vừa tạo công ăn việc làm, vừa là một kênh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Du lịch Ninh Bình tổ chức tour du lịch "đưa thú về nhà" 

Cụ thể, tại Vườn quốc gia Cúc Phương đã có cơ chế khuyến khích người dân tham gia nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng.

Ảnh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Ninh Bình - Ảnh 4.

Lực lượng kiểm lâm Ninh Bình thả động vật về rừng. Ảnh: Trường Huy

Tỉnh Ninh Bình còn chú trọng tạo điều kiện để các tổ chức quốc tế hoạt động bảo tồn các loài động vật hoang dã, như: Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. 

Thông qua các tour du lịch "đưa thú về nhà" đã truyền tải thông điệp về bảo vệ môi trường, kêu gọi các tổ chức, cá nhân nhận chăm sóc đỡ đầu cho các loại động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng

Ảnh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Ninh Bình - Ảnh 5.

Nuôi hưu trên rừng quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Trường Huy

Trung tâm bảo tồn gấu Ninh Bình đã nuôi, chăm sóc và cứu hộ cho những cá thể gấu bị nuôi nhốt, trích mật, nạn nhân từ hoạt động buôn bán trái phép, góp phần chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu tại Việt Nam.

Ảnh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Ninh Bình - Ảnh 6.

Cá thể voọc, nguồn gen quý trong việc phát triển loài. Ảnh: Trường Huy

Với nhiều giải pháp trong bảo tồn thiên nhiên và phát triển đa dạng sinh học, hiện nay, nhiều hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được bảo tồn và phát triển.

Ảnh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Ninh Bình - Ảnh 7.

Thung Nham nơi đất lành chim đậu. Ảnh: Trường Huy

Ảnh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Ninh Bình - Ảnh 8.

Du khách tham quan cảnh đẹp Vân Long. Ảnh: Trường Huy

Đặc biệt, UNESCO đã công nhận 7 xã ven biển thuộc địa giới hành chính huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) thuộc vùng đệm và vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng vào năm 2004; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long được công nhận là khu Ramsar thứ 9 của Việt Nam.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem