Việc liên tục bị thanh tra, kiểm toán khiến các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) bất an, tốn kém nên khó mặn mà với phân khúc này. Điều này vô tình cản trở mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu NƠXH cho công nhân và người có thu nhập thấp của Chính phủ.
Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản được đề xuất tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn, ưu tiên xem xét cho vay với các dự án phục vụ tiêu dùng.
Theo kế hoạch, UBND TP.Hà Nội dự kiến dành gần 224 tỷ đồng để hoàn thành và điều chỉnh một số tòa nhà đang dang dở, bỏ hoang thuộc dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp để chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê.
Nhiều công nhân sống trên địa bàn huyện Đức Hòa, Cần Giuộc và một số địa phương thuộc tỉnh Long An có thu nhập thấp, đồng lương kiếm được chỉ đủ chi phí trong sinh hoạt gia đình. Họ cần kiệm song vẫn không dư giả để dám “mơ” về một ngôi nhà ở xã hội.
Nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục có phiên giao dịch tích cực trong phiên sáng nay (21/2) với tính thanh khoản tốt. Có lẽ, thị trường đang kỳ vọng sau các cuộc họp "tháo gỡ" khó khăn từ Trung ương đến địa phương, thị trường bất động sản sẽ phục hồi trở lại.
Trong gói tín dụng hơn trăm nghìn tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), Bộ Xây dựng sẽ dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư dự án vay ưu đãi, còn lại dành cho khách hàng cá nhân là người mua, thuê mua NƠXH, nhà ở công nhân.
Bộ Xây dựng vừa cho biết sẽ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn, giống như gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2016.