Sáng ngày (14.10.2018), tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ ba với chủ đề "Khơi nguồn nông sản Việt"
Tại Diễn đàn, Phó Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng cho biết, tính đến 30/9/2018, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 950 nghìn tỷ đồng phục vụ trên 4 triệu khách hàng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt gần 675 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank với 3,3 triệu khách hàng. Trung bình 5 năm trở lại đây, dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn của Agribank luôn đạt trên 70% tổng dư nợ với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 16%/năm. Nợ xấu cho vay nông nghiệp nông thôn qua các năm luôn ở mức thấp và kiểm soát được
Về cơ cấu dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực trồng trọt, sản xuất, chế biến nông sản đạt trên 355 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng dư nợ. Tiến tới, sẽ có nhiều cạnh tranh gay gắt trong cung cấp tín dụng cho lĩnh vực này. Tất cả các TCTD đều hướng tới đầu tư cho nông nghiệp nông thôn.
Ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Agribank
Ông Vượng nói “Với câu chuyện về nguồn vốn, thực tế, bà con nông dân kêu cái gì cũng có rồi nhưng lại thiếu vốn. Trong khi đó các ngân thàng thì vốn đầy đủ, vốn đã sẵn sàng nhưng lại thiếu khách hàng. Cung – cầu chưa gặp nhau do còn nhiều khó khăn mặc dù các ngân hàng đã có nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ người nông dân”
“Chúng tôi chủ động cho vay nông nghiệp với gói ưu đãi 50.000 tỷ trước khi chính phủ yêu cầu, mức lãi suất 6.5%/năm, thế nhưng hiện nay giải ngân mới đạt10 nghìn tỷ” ông Vượng nhấn mạnh.
Vị này cũng cho biết thêm, cho vay nông nghiệp sạch lâu rồi, chứ không phải bây giờ, chúng ta thường nông nghiệp không sạch. Chúng ta hãy dùng khái niệm nông nghiệp chất lượng cao, hướng tới các tôt chức quy mô lớn, doanh ngiệp lớn. Nhưng yếu tố rủi ro khiến cho Agribank chưa mạnh dạn cho vay được và vẫn cần các bộ ngành đưa ra giải pháp.
Ông Vượng nhấn mạnh rằng “Nhiều trang trại đến với chúng tôi, giá trị thế chấp thấp. Nhiều doanh nghiệp tài sản chưa có giấy tờ, đất khai hoang nên rất khó giải quyết cho vay hay vấn đề phương án kinh doanh, thông tin chưa minh bạch. Doanh nghiệp có dự án, nhưng dự án này ai là người làm? Nếu là các tổ chức lớn thì chúng tôi luôn sẵn sàng cho vay, không cần phải đợi đến khi Chính phủ hay Ngân hàng nhà nước phải đưa ra nghị định 55 hay Nghị định 116”
Cũng tại Diễn đàn, ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, đối với chính sách tín dụng của ngành ngân hàng với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, NHNN xác định đây là ưu tiên để chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) sắp xếp nguồn vốn cho lĩnh vực này, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, phát triển của ngành và của doanh nghiệp.
Ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN).
Về phía các Ngân hàng. Trước đây, Agribank là ngân hàng tính cực tham gia chính sách này. Riêng hiện nay, có 63 tổ chức tích cực tham gia thực hiện chính sách này. Với Agribank, tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% tính trên tổng dư nợ cho vay. Các NHTM trong thời gian qua cũng đẩy mạnh thủ tục cho vay, đưa ra nhiều thỏa thuận tín dụng phù hợp với bà con nông dân, các mô hình liên kết, tạo điều kiện cho nông nghiệp nông thôn phát triển.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.