Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: “Nhà nước không thể mua lại mãi ngân hàng 0 đồng”

Trần Giang- Lương Kết Thứ bảy, ngày 22/10/2016 14:11 PM (GMT+7)
Tại thảo luận tổ về đề án tái cơ cấu kinh tế, sáng nay 22.10, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, nhấn mạnh nếu các ông chủ ngân hàng cứ làm ăn yếu kém rồi lại để Nhà nước lo bằng cách mua lại 0 đồng mãi là không thể được.
Bình luận 0

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tới đây, nhà điều hành sẽ dùng nguồn lực Nhà nước mạnh hơn để xử lý ngân hàng yếu kém, nhất là mạnh dạn thí điểm cho phép phá sản ngân hàng yếu. Việc này được thực hiện dựa trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, không để xảy ra hiệu ứng “domino” an toàn hệ thống.

“Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng làm ăn yếu kém. Nếu cứ làm ăn yếu kém rồi lại để Nhà nước lo bằng cách mua lại 0 đồng mãi là không thể được. Thông điệp này sẽ cảnh tỉnh nhiều ngân hàng cổ phần hiện nay", Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng đã có cuộc trao đổi với báo giới bên lề hành lang Quốc hội. Nhiều nhà báo đã đặt câu hỏi: Trong bối cảnh quy mô nền kinh tế hiện tại khoảng 220 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra con số huy động để tái cơ cấu 10 triệu tỷ đồng, liệu có khả thi không? Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay: Chúng ta cứ nhân lên tổng mức huy động toàn xã hội khoảng 30% GDP. Mỗi năm 220 tỷ USD thì 5 năm được bao nhiêu rồi tính 30% của số đó sẽ ra con số huy động nguồn lực.

imgPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời báo giới bên lề hành lang Quốc hội sáng 22.10

Còn về tình trạng đầu tư công bị đội vốn so với dự toán, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “ Ai làm đội vốn thì người nào quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm. Lần này Chính phủ phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương về ngân sách”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Riêng vấn đề nợ công, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay vấn đề nới hay không nới trần nợ công đã được bàn thảo khá nhiều trong cả các nhà quản lý cũng như giới chuyên gia theo nguyên lý chung nhà đang nghèo, đất nước đang khó khăn chưa có của ăn của để phải đi vay để phát triển.

“Nhiều người cũng nói rằng tại sao các nước phát triển nợ công hơn 100%, thậm chí 200% mà mình lại cứ chốt 65%. Cái này Chính phủ tính toán kỹ, đúng trần nợ công quan trọng nhưng không phải là tất cả. Khả năng trả nợ mới là quan trọng”, Phó thủ tướng cho hay.

“Do đó, để bảo đảm bền vững an toàn nợ công thì dứt khoát chúng ta phải khống chế trần nợ công là không vượt quá 65%GDP, nợ Chính phủ không quá 55% và nợ nước ngoài của quốc gia là không quá 55% cho đến tận năm 2020. Đây cũng là quyết tâm của Chính phủ và đã trình với Quốc hội như thế”, Phó thủ tướng cho hay.

Tái cơ cấu đầu tư công thì phải nằm trong tái cơ cấu lại thu chi ngân sách và bảo đảm bền vững, an toàn nợ công. “Muốn như thế thì ngân sách nhà nước chỉ đầu tư vào những cái thiết yếu, quan trọng, có tính chất là mồi và phấn đấu làm sao tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của toàn xã hội giảm xuống.

 

Tái cơ cấu nguồn nhân lực chưa có kết quả

ĐB Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội  đã góp ý vào Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, tại tổ sáng nay 22.10.

Theo ĐB Lợi, Chính phủ đặt ba trọng tâm trong tái cơ cấu nền kinh tế, là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống tài chính. Nhưng ba trọng tâm trên nêu không đồng bộ với tái cơ cấu nguồn nhân lực, một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện ba trọng tâm trên thì không đạt được kết quả.  

"Tôi thấy rất đáng cảnh báo, rất đáng lưu ý chuyện các tập đoàn, tổng công ty vẫn xếp bảng lương của quản lý nhà nước, lương thấp nhất của giám đốc doanh nghiệp nhà nước là 36 triệu đồng/tháng, nếu hoàn thành nhiệm vụ vượt kế hoạch sẽ được 49 triệu đồng, tăng 1,5 lần. Tôi nói chuyện rất đơn giản, tức là anh quản lý một phần vốn nhà nước, anh không có tác động gì, hiệu quả không cao như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần nhưng anh lại hưởng lương cao một cách đương nhiên. Tôi chưa nói đến chuyện thế nào là hoàn thành nhiệm vụ, cách thức hoàn thành thế nào. Có khi nhận danh hiệu anh hùng xong khi xem xét lại thấy lỗ và có vấn đề" - ĐB Lợi nói.

ĐB Bùi Sỹ Lợi cũng nêu một tồn tại mà lâu nay đã bàn rất nhiều đó là năng suất lao động và tiền lương. Tiền lương thực tế những năm qua là tăng 8%/năm, trong khi báo cáo của Chính phủ thì năng suất lao động chỉ tăng 5%,  

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem