Phong tục tập quán
-
Là tộc người có số dân ít nhất trong số 5 dân tộc rất ít người ở Việt Nam, nhưng đến nay người Brâu - hiện tập trung cư trú tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), vẫn giữ được lễ hội đâm trâu, một lễ hội truyền thống với ý nghĩa cầu mong cho dân làng làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu, không có dịch bệnh...
-
Với người Mạ ở tỉnh Lâm Đồng, lễ hội Yang Koi – cúng thần lúa là lễ cúng quan trọng và lớn nhất trong năm. Lễ hội được thực hiện vào khoảng tháng 2-3 âm lịch, khi đồng bào đã thu hoạch xong mùa màng.
-
Chiếc quan tài dùng cho người đã mất của đồng bào Rơ Ngao rất đặc biệt là được làm từ những thân cây gỗ quý như trắc, cà chick, bà ma. Để chế tác ra một chiếc quan tài, những người thợ nơi đây đã phải đục, đẽo rất tỉ mỉ, khoét rỗng từ phía trong thân cây gỗ rồi mới hoàn tác. Bình quân một chiếc quan tài nặng 150 kg, dài 1,8 mét và hình trụ tròn, trông khác lạ với những quan tài được làm ở nhiều địa phương khác.
-
Cứ vào ngày Rằm tháng Ba hằng năm, người dân các dân tộc ở huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa (Quảng Bình) lại vào hội. Từ xa xưa, người dân Minh Hóa đã dặn lòng với nhau rằng: “... thà ốm mà nằm, ai mà dám bỏ chợ Rằm tháng Ba”.
-
Từ bao đời nay, miếu Ông Cọp tọa lạc tại tổ 3, khối Xuân Mỹ, phường Tân An, TP.Hội An tỉnh Quảng Nam là nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người dân phố cổ. Đây là ngôi miếu do người dân lập nên để thể hiện lòng tôn thờ, đạo nghĩa.
-
Ngày giỗ tỗ Hùng Vương từ lâu được xem là một ngày hội truyền thống của dân tộc ta tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Nghi lễ được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, nhưng được người dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm. Người miền Tây quê tôi hàng năm cũng chuẩn bị đón ngày trọng đại này với một mâm lễ cúng tổ tiên, trong đó nồi bánh tét thơm ngon là không thể thiếu.
-
Trong cuộc sống của người Mnâm có nhiều phong tục, nghi lễ thể hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ đùm bọc nhau để vượt qua khó khăn. Và chính tục chia của cho con cháu, như chia con trâu, ghè cổ hay nương rẫy đã thể hiện được nét đẹp đó.
-
Đối với người Việt, tục lệ cúng giỗ ông bà tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp mà hầu như dân tộc nào cũng có. Còn như ai đó bị cúng hay thờ sống là một điều tối kỵ. Nhưng với người Nùng ở thôn Bãi Lời, xã Tam Dị, huyện Lục Nam (Bắc Giang) thì ngược lại, họ cúng “ma sống” - cúng những người vẫn còn đang sống khỏe mạnh, bình yên vô sự.
-
Tháng 3, hoa pơ lang nở đỏ trời, đồng bào dân tộc Ba Na lại tiến hành lễ hội Sơmă Kơcham- Lễ hội Cúng sân (“sơmă” nghĩa là cúng; “kơcham” có nghĩa là “cái sân).
-
Lúc bắt đầu gieo lúa trên nương rẫy đến khi gặt lúa bỏ vào kho, người Gia Rai ở Kon Tum làm tục cúng vòng đời của lúa bao gồm như: Cúng tỉa lúa, cúng mừng lúa trổ, cúng mừng lúa mới, bỏ lúa vào kho. Những lễ cúng này, theo bà con quan niệm là để làm lễ tạ ơn thần linh, giúp cai quản ruộng lúa không bị chim, chuột hay heo rừng quấy phá và còn cho được mùa lúa chất đầy kho.