Phong tục tập quán
-
Cúng thổ địa là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tâm linh dân tộc Giáy (Lai Châu), được tổ chức nhằm phù hộ cho bà con dân bản có cuộc sống an lành, khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt,…
-
“Xin nước mưa” là một trong những tập tục truyền thống của người Khơ me Nam Bộ. Cho đến nay các tập tục này không chỉ vẫn được bà con hết sức ý thức giữ gìn, phát huy mà nó còn tạo sự thu hút rất đáng kể đối với khách du lịch nước ngoài, và nhất là các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Chăm… cùng cộng cư trên địa bàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
-
Hàng trăm năm nay, người dân thôn La Khê Bãi (xã Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên- Huế) gọi hòn đá được họ thờ ở điện Mẹ Nằm của xã là “thạch thần”. Theo người dân nơi đây, thạch thần rất linh thiêng, từng giúp nhiều người thoát khỏi tai ương và trừng phạt nhiều kẻ ác đức.
-
“Gọi vía” là một phong tục lâu đời và trở thành nghi lễ không thể thiếu của người Giáy ở Lào Cai, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của nhà chồng cùng với anh em họ hàng hai bên dành cho người phụ nữ khi mang thai.
-
Hiện nay, dân tộc Khmer có trên một triệu ba trăm ngàn người. Bà con Khmer phần lớn theo Phật giáo tiểu thừa, họ có những hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo thể hiện qua phong tục tập quán, lễ hội, ca múa,… Từ tư liệu điền dã, chúng tôi xin ghi lại hai nghi lễ mà trước đây bà con Khmer thường xuyên tiến hành trong sinh hoạt nhưng ngày nay đã dần vắng bóng.
-
Lễ Pút – tồng hay theo cách gọi khác “tắm than” là một nghi lễ cực kỳ linh thiêng của người Dao đỏ ở bản Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, thường chỉ tiến hành vào 2 ngày trong năm: Ngày 1 Tết Nguyên đán và ngày rằm tháng Giêng âm lịch tại nhà những người làm nghề thầy cúng.
-
“Đầy nhà ngô lúa, bò trâu /Để mùa tươi tốt nhớ cầu tổ tiên”, lời nhắc nhở ấy của tiền nhân dường như đã ăn sâu vào tâm thức đồng bào La Chí ở Nậm Khánh (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) tự bao đời.
-
Nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phạm Văn Tư cho biết: Nhiều người coi bùa ngải là thần bí, khó lý giải nguyên nhân và mang nhiều màu sắc hoang đường.
-
Chỉ khi gặp được những “cao nhân” giải thích đầy đủ nhiều câu chuyện rất liêu trai, kinh dị về bùa ngải, tôi mới có thể mở tấm màn mong manh thật, giả…
-
Xuồng, ghe gắn chặt và rất thân thiết với đời sống cư dân Miền Tây do địa hình sông rạch đan xen. Những người buôn bán trên ghe duy trì tục lệ cúng ghe theo tập quán lưu truyền từ ngàn xưa với sự tin tưởng có một đấng thiêng liêng luôn chở che cho họ buôn may bán đắt, không gặp tai nạn trên sông biển, kênh rạch.