Phương pháp học nghề nông theo FFS

Thứ tư, ngày 08/06/2011 02:54 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - FFS là tên gọi tiếng Anh của phương pháp lớp học hiện trường, hiểu đơn giản là cách thức “hội thảo đầu bờ”, “tham quan thực tế”, “chia sẻ kinh nghiệm”.
Bình luận 0

Thực chất, FFS là phương pháp khuyến nông theo nhóm, là quá trình học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm để nông dân tự xác định phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện gia đình và thổ nhưỡng của địa phương.

Nguyên tắc của FFS là lấy người học làm trung tâm, tức là nâng cao kiến thức dựa trên kinh nghiệm có sẵn của bà con, giáo viên đưa ra những kiến thức mới để học viên tự khám phá ý tưởng và kiến thức mới. Đây chính là sự giao tiếp hai chiều, giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện để học viên trao đổi kinh nghiệm, kiến thức đã có và bổ sung, thảo luận các kiến thức, tiến bộ kỹ thuật.

Chính vì quan điểm lấy người học làm trung tâm nên giáo viên trình bày lý thuyết ít hơn, thay vào đó là tôn trọng và đánh giá cao ý kiến phát biểu của học viên, biến lớp học thành nơi trao đổi kinh nghiệm và thảo luận chuyên sâu.

Từ một số mô hình triển khai tại Hòa Bình, Cà Mau... có thể khẳng định, FFS là phương pháp truyền nghề cho nông dân hiệu quả, cần được nhân rộng. Hiện nhiều lớp dạy nghề cho nông dân đã áp dụng cách thức này, nhất là những lớp dạy các kỹ thuật nông nghiệp, nông dân được tham gia trao đổi, thảo luận thoải mái để tìm ra cách làm phù hợp nhất.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem