Phương Tây khiến tên lửa siêu thanh Nga thành vô dụng

Thứ hai, ngày 15/01/2018 15:00 PM (GMT+7)
Dù Đức cảnh báo tên lửa siêu thanh Zircon Nga là họa với tàu sân bay Mỹ nhưng Lầu Năm Góc đã có cách khiến tên lửa siêu thanh thành vô dụng.
Bình luận 0

Nhận định của tờ báo Đức Stern được đưa ra khi nói về việc Nga nâng cấp tuần dương hạm Admiral Nakhimov và Piotr Velikiy. Theo tác giả của bài báo, dù 2 tàu này đã bị coi là lỗi thời, nhưng hiện nay chúng được lên kế hoạch trang bị hệ thống phòng không hiện đại S-500 và tên lửa hành trình Calibr.

Tuy nhiên, ưu tiên chính của bọn tàu này là tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zircon. Tên lửa này có khả năng bay với tốc độ gấp 6 lần tốc độ Mach 6 và phạm vi hoạt động sẽ khoảng 600 km. Theo Stern, với sự giúp đỡ của tên lửa này, hạm đội Nga có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu sân bay Mỹ và các đối thủ khác của Nga.

img

Chiến hạm Nga khai hỏa tên lửa Zircon

Bài báo nhấn mạnh rằng cuộc xung đột vũ trang giữa Moscow và Washington chắc là không diễn ra được, nên Nga sẽ sử dụng tàu tuần dương hiện đại để tăng cường tình trạng của siêu cường ở những nơi khác nhau trên thế giới.

Những chiến hạm hạng nặng này sẽ biến những đại dương của Trái đất thành là "vùng nước nguy hiểm" cho các tàu sân bay Mỹ, tác giả kết luận. Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo từ Đức, Mỹ tự tin đã có cách khiến tên lửa siêu thanh này thành vô dụng nếu tấn công tàu Mỹ.

Tạp chí The Washington Times dẫn nguồn tin quân sự Mỹ khẳng định, những chiến hạm phương Tây đã có cách hiệu quả để tranh đòn đánh của Zircon - loại tên lửa chống hạm siêu thanh Nga vừa âm thầm thử nghiệm thành công.

Nguồn tin này cho biết, muốn thoát khỏi cú đánh chết người từ Zircon, chiến hạm và hàng không mẫu hạm đối phương tàu sân bay đối phương không còn cách nào khác là luôn phải nằm ngoài tầm với của Zircon - ít nhất là trên 600km.

Nhưng nếu thực hiện tránh đòn theo cách này phương Tây không thể tấn công chiến hạm Nga bởi "các máy bay và trực thăng sẽ không đủ nhiên liệu tiếp cận mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ và quay trở lại boong tàu. Điều này có nghĩa là chiến hạm phương Tây vô hại với tàu Nga".

Một chuyên gia hải quân khác là Pete Sandeman cũng có nhận định tương tự khi cho rằng: "Một vấn đề nghiêm trọng được đặt ra đối với việc bảo vệ tàu nổi trước tên lửa siêu thanh. Thời gian để phản ứng lại là quá ít, ngay cả khi mục tiêu đã được phát hiện, thì các phương tiện phòng thủ hiện đại cũng không thể tiêu diệt nó.

Thậm chí nếu có thể bắn hạ tên lửa bằng các loại vũ khí tầm gần, thì các mảnh vỡ tên lửa có động năng lớn vẫn gây thiệt hại nghiêm trọng cho con tàu", Pete Sandeman thừa nhận.

Sau khi Mỹ cân nhắc phương án hiệu quả tránh đòn tấn công của Zircon, tạp chí Defense News dẫn nguồn tin Hải quân Anh tuyên bố, lực lượng này chuẩn bị có trong tay vũ khí đủ sức chặn đòn của tên lửa siêu thanh Nga.

Nguồn tin này cho biết, chiến hạm Type 23 HMS Argyll vừa phóng và tiêu diệt thành công mục tiêu siêu thanh bằng hệ thống đánh chặn Sea Ceptor. Các tên lửa của hệ thống Sea Ceptor có thể đánh chặn và tiêu diệt tên lửa mục tiêu bay với tốc độ siêu thanh.

Nguồn tin này cho biết, tên lửa Sea Ceptor sẽ thay thế hệ thống vũ khí Sea Wolf trên khinh hạm Type 23 và có thể theo dõi, tấn công nhiều mục tiêu đồng thời, bảo vệ một khu vực rộng khoảng 1.300 km2 trên đất liền hoặc trên biển. Nhờ có Sea Ceptor, các tàu Type 23 còn lại trong biên chế sẽ có được khả năng phòng không mạnh hơn với chi phí thấp.

Hệ thống sẽ được đưa vào sử dụng vào giữa thập kỷ này, sau đó sẽ được lắp cho các tàu Type 26 vốn sẽ thay thế Type 23 sau năm 2020. Và đến khi đó, tên lửa Zircon của Nga không còn là mối đe dọa đối với chiến hạm và tàu sân bay của Anh.

Tuấn Vũ (Báo Đất Việt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem