Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn cắt ngang đất nước từ biên giới phía Tây đến tận sát bờ biển Đông, là ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đây là con đèo có mức độ hiểm trở bậc nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam, với chiều dài 21 km. Xưa có câu ca:
“Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi”
Giao thông qua đèo Hải Vân bằng cả đường sắt và đường bộ. Trước khi có hầm Hải Vân đường bộ khá khó khăn, đi xe con qua đèo mất hàng tiếng đồng hồ. Đường sắt qua đèo Hải Vân cũng khá nguy hiểm, phải vượt qua 6 hầm đường sắt với những cung đường quanh co, không thể chạy tàu với tốc độ cao.
Tuy vậy, khách qua đèo khi nắng khi mưa, khi sương mù bao phủ, vẫn luôn náo nức với phong cảnh ngoạn mục của trời biển cùng sự hùng vĩ của con đèo…
Trên đỉnh cao nhất của đèo, với độ cao 496 m so với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân quan xây từ thời Minh Mạng (1820-1841) và được chính nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".
Cũng từ đây, vào những ngày đẹp trời, du khách có thể thấy rõ toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, bán đảo Sơn Trà, cù lao Chàm... và những bãi cát mịn chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển.
Xin giới thiệu chùm ảnh chụp từ cửa sổ tàu hỏa, trong một chuyến xuyên đèo.
|
|
|
“Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay…” |
|
Thấp thoáng những mái nhà dân dưới chân đèo |
|
Cầu dẫn vào hầm đường bộ Hải Vân |
|
|
|
Làng chài Lăng Cô – một địa danh du lịch phía Bắc đèo Hải Vân |
|
|
|
Biển hiền hòa ôm ấp chân đèo..., khi là bãi cát trắng mịn màng... |
|
... khi là thảm xanh thực vật… |
|
|
|
... lúc lại là những bãi đá tự nhiên. |
|
|
|
Ga Huế và ga Đà Nẵng – nơi đưa đón mỗi chuyến tàu, trước và sau khi qua đèo |
Nguyễn Bình
Vui lòng nhập nội dung bình luận.