Bị gắn mác là mối đe dọa an ninh quốc gia ở Mỹ, Huawei đã được đưa vào Danh sách thực thể của bộ thương mại Mỹ vào giữa tháng Năm. Do đó, nhà sản xuất Trung Quốc đã không thể truy cập vào chuỗi cung ứng của nước này, bỏ lỡ mất cơ hội vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới.
Huawei Mate 30 Pro đã không có dịch vụ Google Play.
Dòng Mate 30 hàng đầu mới của công ty không thể sử dụng phiên bản dịch vụ Google Play của Android do lệnh cấm. Điều này có nghĩa là điện thoại sẽ không có các ứng dụng cốt lõi của Google, bao gồm: Cửa hàng Play Store, Google Search, YouTube, Gmail và Maps. Thay vào đó, các điện thoại đang chạy trên phiên bản Android nguồn mở với Thư viện ứng dụng của Huawei phân phối các ứng dụng tương thích.
Ngoài Google, một số công ty của Mỹ đã phải cắt đứt quan hệ với Huawei bao gồm: Intel, Qualcomm và Micron. Năm ngoái, Huawei đã chi 11 tỷ USD để mua các thành phần và phần mềm của các công ty này. Tuy nhiên, một công ty của Mỹ đã nối lại vận chuyển cho Huawei - nhà thiết kế chip Qualcomm. Giám đốc điều hành của công ty, ông Steve Mollenkopf đã chính thức lên tiếng xác nhận công ty thực sự đang cung cấp một số các thành phần cho Huawei không nằm trong lệnh cấm.
Qualcomm muốn ký hợp đồng cung cấp dài hạn với Huawei
Trở lại vào tháng Năm, Mỹ đã công bố thời hạn 90 ngày, trong đó một số nhà cung cấp cho Huawei đã nhận được giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại, được phép vận chuyển các thành phần và phần mềm "cần thiết để duy trì và hỗ trợ các mạng và thiết bị hiện đang hoạt động đầy đủ, bao gồm các bản cập nhật phần mềm và các bản vá. "
Chip do Huawei tự sản xuất.
Ngoài ra, Huawei vẫn được thực hiện các hợp đồng "cần thiết để cung cấp dịch vụ và hỗ trợ, bao gồm các bản cập nhật phần mềm hoặc bản vá cho điện thoại Huawei hiện tại." Khi thời hạn 90 ngày đầu tiên hết hạn, giai đoạn 90 ngày thứ hai, 130 công ty Mỹ sẽ phải có giấy phép đặc biệt nếu muốn “bắt tay” với Huawei.
Ông Mollenkopf của Qualcomm nói rằng công ty của ông muốn đạt được thỏa thuận lâu dài với Huawei, nhưng điều phụ thuộc vào Tổng thống Mỹ - Donald Trump. Huawei được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ, đây rõ ràng là lý do công ty bị đưa vào Danh sách thực thể.
Nhiều nguồn tin cho rằng Chính Phủ Trung Quốc có thể kêu gọi Huawei bất cứ lúc nào để yêu cầu họ thu thập thông tin tình báo. Điều này đã dẫn đến những tin đồn về việc có “cửa sau” cư trú trong thiết bị cầm tay và thiết bị mạng của Huawei, có thể sẵn sàng gửi thông tin về người tiêu dùng và tập đoàn Mỹ đến Bắc Kinh. Công ty đã phủ nhận điều này nhiều lần và CEO Huawei - Liang Hua thậm chí còn đề nghị ký hợp đồng “Không gián điệp” với bất kỳ quốc gia nào.
Huawei Mate 30 Pro với thiết kế cong cạnh.
Chính ông Trump đã ám chỉ rằng Huawei có thể được sử dụng như một con chip thương lượng để cải thiện vị thế của Mỹ trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào đạt được với Trung Quốc. Giám đốc điều hành của tập đoàn tiêu dùng của Huawei, Richard Yu, dường như cũng tin điều đó. Ông Yu gần đây cho biết, nếu nhà sản xuất bị xóa khỏi Danh sách thực thể, hãng này có thể cung cấp bản cập nhật phần mềm cho toàn bộ người dùng chỉ trong 1 đêm, đưa các dịch vụ Google Play của Android và các ứng dụng Android cốt lõi của Google đến loạt Mate 30 bên ngoài Trung Quốc.
Mặc dù vẫn không biết chính xác các thành phần nào đang được Qualcomm giao cho Huawei nhưng nhà sản xuất điện thoại chỉ sử dụng chip Snapdragon trong một số mẫu smartphone không phải là flagship. Hiện tại, Huawei vẫn tự thiết kế chip Kirin do TSMC sản xuất. Một số thiết kế được sử dụng cho các chip này được bảo vệ từ giấy phép có được trước đó từ ARM Holdings của Anh. Mặc dù không phải là một công ty Mỹ nhưng ARM lại sử dụng công nghệ của Mỹ nên sau tuyên bố vào tháng Năm, công ty đã cắt đứt quan hệ với Huawei.
Mate 30 Pro là chiếc smartphone được quan tâm nhất trong loạt Mate 30 mà Huawei vừa ra mắt tại Đức.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.