Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi thường xuyên
Từ đầu năm 2023 đến nay, Lãnh đạo cấp cao hai bên duy trì các hình thức trao đổi, tiếp xúc linh hoạt: Tổng Bí thư hai Đảng trao đổi thư chúc mừng nhân dịp Tết Quý Mão 2023; Lãnh đạo chủ chốt trao đổi điện mừng nhân kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (18/1), kỷ niệm 78 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9), 74 năm Quốc khánh Trung Quốc (1/10); Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (2/3) gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhậm chức; Lãnh đạo cấp cao ta (10-12/3) gửi điện mừng lãnh đạo cấp cao Trung Quốc được bầu tại kỳ họp Lưỡng hội 2023; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (4/4); Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế (27/3).
Các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao được tích cực triển khai: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Diễn đàn cấp cao Hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ 3 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (17-20/10); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Thiên Tân, Trung Quốc (25-28/6); dự Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) lần thứ 20 tại Quảng Tây (16-19/9); Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thăm tỉnh Vân Nam, dự Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ 7 và Hội chợ xuất nhập khẩu Côn Minh lần thứ 27 (15 - 17/8); dự Hội nghị cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia Thỏa thuận hợp tác năm 1993 về phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mê Công tại Bắc Kinh, Trung Quốc (05 - 07/9); Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ khai mạc Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ 6 và Diễn đàn Kinh tế thương mại quốc tế Hồng Kiều tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc (04-06/11).
Ngoài ra, giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng được duy trì thường xuyên. Các cấp, các ngành, địa phương hai bên tích cực khôi phục trao đổi đoàn sau khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách phòng dịch.
Về phía Trung Quốc cũng cử nhiều đoàn thăm Việt Nam. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đến Việt Nam đồng chủ trì Phiên họp thứ 15 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (01-02/12); Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Dũng (27/11-01/12); Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào (25-27/11); Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam (20-23/02); Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (28-29/3), Bí thư Khu ủy Quảng Tây (30/3-02/4), Phó Thị trưởng Trùng Khánh (12-16/10) thăm Việt Nam; Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thăm làm việc (09-11/3, 26-29/9, 15-17/11).
Đối tác lớn về thương mại và đầu tư
Về thương mại, năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 175,56 tỷ USD (tăng 5,47%), trong đó xuất khẩu của ta đạt 57,7 tỷ USD (tăng 3,18%), nhập khẩu đạt 117,86 tỷ USD (tăng 6,63%), ta nhập siêu 60,17 tỷ USD (tăng 10,18%).
Trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 138,9 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu của Việt Nam đi Trung Quốc chiếm 17% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm 33,5% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có giá trị 39,8 tỷ USD, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu của Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2022 đạt 234,9 tỷ USD, tăng 2,1% (thấp hơn nhiều so với tăng trưởng 19,7% năm 2021). Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 87,9 tỷ USD, giảm 4,7%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 146,9 tỷ USD, tăng 6,8%. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 59 tỷ USD.
Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc tính theo quốc gia đơn lẻ (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Về đầu tư, trong 10 tháng đầu năm 2023, đầu tư của Trung Quốc đạt hơn 2,5 tỷ USD với 555 dự án, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 4 tại Việt Nam. Lũy kế đến ngày 20/10/2023, Trung Quốc duy trì vị trí thứ 06/143 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với 4.105 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt hơn 26,5 tỷ USD.
Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt các doanh nghiệp có khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã tăng cường khảo sát đầu tư tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam: Tập đoàn Wingtech - Nhà lắp ráp điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục khảo sát và lựa chọn đầu tư tại tỉnh Phú Thọ; tập đoàn Goertek Trung Quốc vừa đầu tư thêm 1 dự án mới với số vốn 280 triệu USD và mở rộng 0 dự án đang hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh; tập đoàn BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc đã đầu tư dự án về linh kiện ô tô tại tỉnh Phú Thọ với tổng vốn đầu tư 269 triệu USD.
Về du lịch: Trung Quốc nhiều năm dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam (năm 2019 đạt hơn 5,8 triệu lượt người, chiếm 1/3 tổng khách quốc tế đến Việt Nam). Từ tháng 2/2020, do dịch Covid-19 bùng phát, hợp tác du lịch giữa hai nước tạm thời bị gián đoạn.
Từ ngày 15/3/2023, Trung Quốc chính thức khôi phục cho phép các đoàn khách du lịch đi Việt Nam, mở lại một số tuyến bay thương mại giữa các địa phương hai nước (Hà Nội - Bắc Kinh) và điều chỉnh chính sách thị thực, xuất nhập cảnh, kiểm dịch y tế đối với người nước ngoài đến Trung Quốc. Trong 10 tháng đầu năm, ta đã đón 1,3 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ 2 trong số các thị trường gửi khách đến Việt Nam (sau Hàn Quốc với 2,9 triệu lượt).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.