Quét, lau dọn nhà cửa trước đêm giao thừa
Khoảng một tuần trước Tết Nguyên đán, các gia đình sẽ lau dọn nhà cửa. Nhiều người quan niệm đây là cách quét đi những điều không may mắn, xui xẻo trong năm cũ. Vì vậy, có quan niệm việc quét nhà sau đêm giao thừa là không được, vì có thể quét sạch mọi vận may sắp đến.
Trang trí màu đỏ, màu đỏ là màu may mắn
Vào dịp Tết Nguyên đán, các gia đình ở các nước châu Á đón năm mới theo lịch âm thường trang trí nhà cửa màu đỏ, treo các dòng chữ với ý nghĩa chúc may mắn, treo câu đối đỏ và đèn lồng... cùng các đồ trang trí có hình con giáp của năm Âm lịch đó. Tất cả các đồ trang trí là giấy đỏ, hoặc có màu đỏ, mọi người cũng mặc màu đỏ vào dịp năm mới để mong may mắn. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn theo quan niệm của người Á Đông.
Mua hoa, cây về đặt trong nhà
Vào dịp Tết Nguyên đán, người dân một số nước châu Á đón năm mới Âm lịch thương mua hoa, cây cối trang trí nhà cửa. Theo quan niệm của người Trung Quốc, khi hoa nở, sự giàu có cũng sẽ nảy nở.
Các loại cây được quan niệm mang đến sự giàu có là nụ tầm xuân, hoa mẫu đơn, cây lan... Những cây này tượng trưng cho sự trường thọ, thịnh vượng, may mắn.
Số 8 mang lại may mắn, tránh số 4
Số chẵn được ưa chuộng vì quan niệm sự cân bằng và hài hòa. Nhưng hai con số được người Trung Quốc quan niệm có liên quan đến sự giàu có năm mới là 8 và 4.
Số 8 trong tiếng Quảng Đông (Trung Quốc) đươc phát âm giống từ giàu có. Vì vậy, có quan niệm số 8 đưa lại may mắn, giàu có. Còn số 4 phát âm nghe như từ chết. Cho nên, có quan niệm phải tránh số 4.
Năm mới không tắm
Một trong những điều kỳ lạ nhất là có nơi còn quan niệm không tắm và đặc biệt không gội đầu vào dịp Tết Nguyên đán. Thay vào đó, đêm trước khi sang năm mới, người Á Đông ăn Tết Âm lịch sẽ tắm để xua đi những xui xẻo.
Lì xì lấy may
Vào dịp năm mới, người dân một số nước đón Tết Âm lịch có tục lì xì hay tiền mừng tuổi. Tiền mới được để trong phong bao màu đỏ với mệnh giá khác nhau tùy theo người cho và người nhận.
Những phong bao màu đỏ này là một phần quan trọng trong dịp năm mới Âm lịch. Người Trung Quốc còn trao phong bao lì xì cho nhau có nghĩa là cầu chúc cho 2 bên đều giàu có, may mắn.
Chuẩn bị món ăn đưa lại may mắn, giàu có
Đồ ăn là một phần quan trọng trong đón Tết Nguyên đán. Với bữa tối đêm giao thừa, người Trung Quốc chuẩn bị các món như sủi cảo, cá, thịt gà và mì. Cá được cho là đưa đến sự dư thừa của cải vì trong tiếng Trung Quốc, từ cá được phát âm giống như từ "dư, thừa". Sủi cảo có hình như những nén vàng nên có ý nghĩa như năm mới thêm tiền bạc, mì có sợi dài tượng trưng cho sự trường thọ.
Mâm cơm Tết của người Hàn có thể tới 20 món. Trong đó không thể thiếu canh bánh gạo. Món canh này làm từ bánh gạo thái mỏng thành thỏi, nấu cùng xương bò hầm, trứng, đậu phụ, rong biển. Người Hàn cho rằng món này đưa lại may mắn đầu năm.
Trái ngược với nhiều tỷ phú Việt ăn nên làm ra, túi tiền tăng thêm cả ngàn tỷ, nhiều doanh nhân khác trải đã phải qua...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.