Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 30.3, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, theo Kế hoạch, giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Mậu Tuất 2018 sẽ diễn ra từ ngày 20 - 25.4. (từ ngày 5 - 10.3 năm Mậu Tuất) tại tỉnh Phú Thọ.
Phía tỉnh Quảng Nam sẽ tiến dâng lễ vật, tri ân công đức các vua Hùng tại Đền Thượng - Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, gồm 3 mâm chính đặc sản của tỉnh nhà, đó là: Rượu Sâm Ngọc Linh (huyện Nam Trà My); trà Mai Hạc (TP Tam Kỳ); trái cây theo mùa (huyện Nông Sơn và huyện Tiên Phước); các loại bánh đặc sản Quảng Nam (bánh Tét, bánh Tổ, bánh rò, bánh in...).
Quảng Nam sẽ dâng rượu Sâm Ngọc Linh cho các vua Hùng nhân giỗ Tổ Hùng Vương năm 2018
Ngoài dâng các sản phẩm đặc trưng của xứ Quảng, UBND tỉnh Quảng Nam còn tham gia 2 - 3 tiết mục trong chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Đền Hùng vào lúc 20 giờ ngày 6.3; Biểu diễn nghệ thuật phục vụ đồng bào, du khách về dự lễ hội Đền Hùng qua các tiết mục dân ca Quảng Nam; trích đoạn vở ca kịch Thai Xuyên Trần Quý Cáp; hô hát Bài chòi... mang đậm bản sắc văn hóa Quảng Nam…
“UBND tỉnh giao Sở VHTT&DL tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan chuẩn bị chu đáo nội dung và điều kiện tham gia các hoạt động trong khuôn khổ giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018 tại tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt, chuẩn bị 3 mâm lễ vật dâng tiến các vua Hùng tại Đền Thượng - Khu di tích lịch sử Đền Hùng đảm bảo trang trọng, ý nghĩa, mang đậm nét văn hóa Quảng Nam” - Văn phòng UBND tỉnh nêu rõ.
Sâm Ngọc Linh được cho là tốt nhất thế giới. Trong ảnh: Sâm Ngọc Linh được ngâm rượu, mỗi bình rượu có giá từ vài triệu đến chục triệu trở lên
Được biết, sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis Haet Grushv. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh được khai thác từ lá, thân, quý nhất là củ, củ thường được dùng ngâm rượu, ngâm mật ong và được làm thuốc…
Có thể nói rằng cả Thế giới chỉ có nước Việt Nam, cả nước chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 5 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất Thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,... Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường,...
Tháng 9.2015, Chính phủ phê duyệt đề án quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030 với mục tiêu mở rộng vùng trồng sâm ra 7 xã của huyện Nam Trà My (Quảng Nam) với tổng diện tích 30.000ha, mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách khoảng 1.500 tỷ, còn lại huy động vốn xã hội hóa./.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.