Quảng Nam: Kinh tế chuyển dịch tích cực, Đại Nghĩa quyết tâm hướng đến xã nông thôn mới nâng cao

Trần Hậu Thứ hai, ngày 23/10/2023 19:06 PM (GMT+7)
Xác định mục tiêu cuối cùng của xây dựng nông thôn mới là nâng cao chất lượng đời sống và tăng thu nhập cho người dân nông thôn, thời gian qua, xã Đại Nghĩa (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã tích cực duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời phấn đấu về đích xã nông thôn mới nâng cao.
Bình luận 0

Làng quê "thay áo mới"

Ông Nguyễn Nhớ – Chủ tịch UBND xã Đại Nghĩa cho biết: "Qua 12 năm xây dựng nông thôn mới, xã Đại Nghĩa xem đây là một mục tiêu lớn có tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực văn hóa, xã hội của địa phương. Vì vậy đã ra sức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ mục tiêu của nông thôn mới là để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đồng bộ, theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của nhân dân.

Quảng Nam: Kinh tế chuyển dịch tích cực, Đại Nghĩa quyết tâm hướng đến xã nông thôn mới nâng cao - Ảnh 1.

Đời sống người dân xã Đại Nghĩa (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cải thiện từng ngày. Ảnh: T.H.

Địa phương lấy dân làm chủ thể chính, kêu gọi sự đóng góp từ cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình dân sinh.... Từ đó, diện mạo nông thôn Đại Nghĩa trở nên tươi mới, khang trang, hiện đại.

Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã, liên thôn đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận lợi quanh năm. Đường ngõ, xóm sạch và không còn lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 81%; đường trục chính nội đồng được bê tông hoá đạt 81,9%. Kết cấu hạ tầng thiết yếu về văn hóa, y tế, giáo dục, chợ… cũng được đầu tư nâng cấp, xây dựng bài bản.

Về xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, xã Đại Nghĩa có thôn Hòa Mỹ được công nhận đạt chuẩn năm 2017. Trong năm 2023, địa phương tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng 4 thôn Phiếm Ái 1, Phiếm Ái 2, Hòa Bắc và Liên Thuận đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Quảng Nam: Kinh tế chuyển dịch tích cực, Đại Nghĩa quyết tâm hướng đến xã nông thôn mới nâng cao - Ảnh 2.

Trường học tại xã Đại Nghĩa được quan tâm đầu tư ngày càng khang trang…. Ảnh: T.H.

Ông Nhớ chia sẻ, trong thời gian qua, xã đã nâng cấp các tuyến đường giao thông; cắm biển báo, biển chỉ dẫn, biển tổ chức quản lý ở các đường trục chính thôn; vận động nhân dân trồng các tuyến đường hoa, cây xanh; hỗ trợ các hộ dân xây dựng vườn mẫu; mua sắm các dụng cụ thể dục thể thao; bố trí khu vui chơi cho người già và trẻ em đảm bảo sinh hoạt tại nhà văn hóa thôn; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập….

Kinh tế chuyển dịch tích cực

Theo ông Nhớ, trong những năm qua, địa phương luôn xác định mục tiêu chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới là giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn tiệm cận với khu vực đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại và kết nối với quá trình đô thị hóa.

Để đạt mục tiêu đó, chính quyền xã Đại Nghĩa tập trung phát triển nông thôn theo quy hoạch cụ thể, gắn nông nghiệp với phát triển dịch vụ - thương mại, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững và ứng phó tốt với biến đổi khí hậu.

Quảng Nam: Kinh tế chuyển dịch tích cực, Đại Nghĩa quyết tâm hướng đến xã nông thôn mới nâng cao - Ảnh 3.

Đại Nghĩa hướng đến xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024. Ảnh: T.H.

Quảng Nam: Kinh tế chuyển dịch tích cực, Đại Nghĩa quyết tâm hướng đến xã nông thôn mới nâng cao - Ảnh 4.

Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, đầu tư sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị (trồng ớt, bí đao, khoai lang đỏ, các loại đậu hữu cơ)... không chỉ giúp người nông dân nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, mà còn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Địa phương khuyến khích các hộ dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, gia trại và nuôi an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh xảy ra. Đồng thời hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, cấp chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm chủ lực; trình hồ sơ xét công nhận 2 sản phẩm mỳ sợi và bánh tráng đạt chuẩn OCOP.

Trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, xã Đại Nghĩa tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến, kêu gọi thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp Đại Nghĩa, Khu chăn nuôi tập trung của xã; đẩy mạnh công tác khuyến công, tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp; chú trọng phát triển các ngành nghề chế biến lâm sản... giúp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương.

Trên lĩnh vực thương mại dịch vụ, xã có 356 hộ kinh doanh hoạt động ổn định, đáp ứng được nhu cầu trao đổi và mua bán hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm của người dân và tiếp tục có mức tăng trưởng khá.

Đến năm 2022, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã ước đạt 53 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,63%.

Đến nay, xã Đại Nghĩa có 15/19 tiêu chí đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, còn lại 4 tiêu chí sẽ phấn đấu hoàn thành trong thời gian tới gồm: Quy hoạch; tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; y tế; môi trường và an toàn thực phẩm. Xã đã xây dựng lộ trình đầu tư hoàn thiện các tiêu chí này để phấn đấu đến cuối 2024 được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

Quảng Nam: Kinh tế chuyển dịch tích cực, Đại Nghĩa quyết tâm hướng đến xã nông thôn mới nâng cao - Ảnh 6.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem