Nhiều du khách đến tham quan đảo Bé không khỏi ngỡ ngàng, thích thú khi nhìn thấy cam đường dại mọc đầy ở các sườn đồi hoang, lối đi. Có nơi cam đường dại mọc thành từng bụi, lùm đứng riêng lẻ rộng đến 10-30m2. Có chỗ thì nằm chen nhau với các loại cây bụi khác.
Cam đường dại (ảnh facebook Cao Ngọc Cảnh)
"Tuy trái có vị ngọt chua thế nhưng so với trái của các loại cây dại mọc ở đây thì vẫn ngọt hơn nên được gọi là cam đường", nhiều người dân đảo Bé giải thích. Theo đó hàng năm cứ khoảng tháng 6-7 thì cam đường dại ra hoa, đến tháng 10-11 thì trái chín.
Có nơi cam dại mọc thành lùm riêng (ảnh facebook Cao Ngọc Cảnh)
Do mọc hoang và sinh trưởng ở vùng đất quá cằn cỗi nên trái cam đường dại có kích cỡ gấp đôi trái chanh trong đất liền. Khi còn non trái có màu xanh, lúc chín lại ngả sang màu vàng nhạt. Vỏ cam đường dại dày và phần múi thịt bên trong nhỏ và ít nước.
Có nơi mọc xen với các loại cây, bụi hoang khác (ảnh facebook Cao Ngọc Cảnh)
Tuy nhiên, bù lại cam đường dại có mùi thơm, vị ngọt chua nhưng thanh và số lượng trái rất sai. Theo đó có bụi cam đường dại số lượng trái thu được tính bằng con số vài trăm trái/bụi.
Cam đường dại khá sai trái (ảnh facebook Cao Ngọc Cảnh)
Ông Nguyễn Tây (62 tuổi), người dân ở đây kể: "Ngày trước do cuộc sống và giao thông khó khăn, thời tiết bình thường thì 2-3 ngày mới có tàu từ đảo Lớn (trung tâm huyện Lý Sơn) chở lương thực phẩm sang, riêng mưa bão có khi 1-2 tuần mới có tàu qua. Vì vậy không chỉ rau xanh mà trái cây được xem là loại "cao cấp". Cho nên cam đường dại được xem là món quà mà thiên nhiên ban tặng "bù" lại phần nào sự thiếu hụt này".
Các khu vực cam đường dại mọc ngày càng thu hút du khách đến tham quan khi đến đảo Bé (ảnh facebook Cao Ngọc Cảnh)
Gần đây khi đảo Bé đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng thì các vùng cam đường dại mọc trở thành điểm tham quan của nhiều du khách khi đến đảo này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.