|
Bò bị bệnh lở mồm long móng. |
Trong đó, tại huyện Đức Phổ, thị trấn Đức Phổ, xã Phổ An và Phổ Quang có LMLM với 27 con gia súc. Tại huyện Sơn Tịnh 2 xã có dịch LMLM là Tịnh Ấn Tây và Tịnh Thiện, với 43 con gia súc bị LMLM.
Ngày 31.1.2011 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế đã ký quyết định công bố dịch LMLM trên địa bàn huyện Trà Bồng và yêu cầu thực hiện các biện pháp bắt buộc trong công tác phòng chống dịch đối với địa phương như kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển gia súc tại vùng dịch, hướng dẫn người dân nuôi nhốt gia súc tại chuồng và tuân thủ các quy định của pháp lệnh thú y.
Được biết, nhiều hộ dân ở các xã của huyện Trà Bồng vẫn còn tập quán chăn thả rông trâu bò trong rừng, ý thức chấp hành của người chăn nuôi đối với công tác tiêm phòng chưa cao. Khi xảy ra dịch người dân không cách ly gia súc bị bệnh với gia súc không bệnh mà nuôi nhốt tập trung. Đây chính là nguyên nhân làm cho dịch LMLM lây lan nhanh.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, tính từ đầu năm 2011 đến nay, trên địa bàn Quảng Ngãi có 4 huyện có dịch LMLM là Ba Tơ, Trà Bồng, Đức Phổ và Sơn Tịnh, với 313 con gia súc bị bệnh LMLM. Được biết, nguyên nhân dịch bệnh bùng phát và lây lan mạnh là do tình hình thời tiết trước Tết có nhiều bất lợi, việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc trong dịp trước Tết tăng.
n Ngày 16.2, UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã chính thức ra Quyết định công bố dịch bệnh LMLM đối với đàn gia súc trên phạm vi toàn tỉnh.
Đến nay, tỉnh Tiền Giang có trên 40 xã, thị trấn phát hiện có đàn heo và bò bị bệnh LMLM với hơn 1.000 con nhiễm bệnh. Điều đáng nói là công tác đối phó với dịch bệnh này đang gặp nhiều khó khăn; hộ nuôi bán chạy gia súc tràn lan, các lò giết mổ gia súc kết hợp với thương lái lén lút giết mổ gia súc bệnh, và còn có hành vi chống lại lực lượng kiểm tra; một số chính quyền địa phương còn lung túng trong công tác tổ chức thiêu hủy gia súc bệnh. Trong khi đó, nguồn vaccin để cung cấp cho dân tiêm phòng hiện đã khan hiếm.
Hải Yến - Trường Duy
Vui lòng nhập nội dung bình luận.