Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) dự kiến sẽ được Quốc hội họp về việc phê chuẩn vào ngày 20/5 - ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Theo đó, để phục vụ cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước hoàn thiện Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội cũng như chuẩn bị các nội dung có liên quan để đưa vào bộ hồ sơ chính thức trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chủ động theo sát tình hình phê chuẩn của EU và việc Anh rời EU, từ đó cập nhật kịp thời những thay đổi liên quan tới công tác phê chuẩn Hiệp định EVFTA của Việt Nam.
Ngày 6/4, Chính phủ đã trình hồ sơ này lên Chủ tịch nước để Chủ tịch nước xem xét, trình Quốc hội.
Ngày 8/4, Bộ Công Thương đã gửi Văn phòng Chủ tịch nước một số thông tin, tài liệu bổ sung cho bộ hồ sơ trình phê chuẩn. Trên cơ sở bộ hồ sơ Bộ Công Thương dự thảo và Chính phủ trình, ngày 18/4, Chủ tịch nước đã trình Quốc hội việc xem xét phê chuẩn EVFTA.
Ngày 9/4, Bộ Công Thương đã gửi Ủy ban Đối ngoại Quốc hội bộ hồ sơ trình phê chuẩn với đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của Luật Điều ước quốc tế 2016, cũng như cung cấp các thông tin giới thiệu, giải thích về Hiệp định EVFTA.
Ngày 16/4, để phục vụ cho phiên họp thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế đã trình bày báo cáo về “Một số nội dung chủ yếu đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA”.
Ngày 20/4/2020, trên cơ sở dự thảo do Bộ Công Thương chuẩn bị, Chính phủ đã gửi Báo cáo thuyết minh về Hiệp định EVFTA lên Quốc hội.
Tại phiên họp thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội về việc phê chuẩn EVFTA vào ngày 21/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã trực tiếp báo cáo, giải trình và trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội.
Theo thủ tục nội bộ của EU, EVFTA cần được Nghị viện châu Âu phê chuẩn và sau đó được Hội đồng châu Âu ký duyệt để có hiệu lực. Vào ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu (EP) đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA với tỷ lệ 63,35% số phiếu tán thành (401 phiếu tán thành, 192 phiếu phản đối và 40 phiếu trắng).
Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã phê duyệt Hiệp định EVFTA, hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng theo quy trình phê chuẩn nội bộ của EU. Hiệp định EVFTA chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.
Trao đổi với Dân Việt về Hiệp định này, Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti cho biết, "Về phía Châu Âu, chúng tôi đã sẵn sàng. Chúng tôi đang chờ Quốc hội Việt Nam thông qua để Hiệp định đi vào thực tiễn". Ông Aliberti cho rằng việc này có thể phụ thuộc vào tình hình dịch Covid-19 và khi bắt đầu thực thi có thể sẽ rất khó khăn, nhưng Hiệp định sẽ có tác động rất tích cực.
"Sau dịch chúng ta thực sự cần nguồn năng lượng mới và EVFTA đưa ra những cơ hội rất quan trọng. Cuộc khủng hoảng nào cũng gây ra nhiều thử thách nhưng cũng là cơ hội mới: Hãy xem Châu Âu như một thị trường quan trọng hơn và tiến sang Châu Âu nhiều hơn. Có những điểm dễ tổn thương trong nền kinh tế Việt Nam, đó là các kết nối với Trung Quốc, Hàn Quốc trong thời điểm này. Châu Âu có thể là thị trường thay thế rất quan trọng và các bạn đã có công cụ để nắm bắt cơ hội đó", ông Aliberti nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.