Quy định cụ thể về điều kiện để truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Quang Trung Thứ hai, ngày 14/11/2022 15:35 PM (GMT+7)
Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn nhưng cơ quan điều tra vẫn đề nghị truy tố. Quy định cụ thể về việc này như thế nào và trường hợp nào bị can này sẽ bị truy tố?
Bình luận 0

Đủ căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ban hành kết luận vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ…" xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan.

Quy định cụ thể về điều kiện để truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Ảnh 1.

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn vẫn bị C03 đề nghị truy tố - Ảnh: AIC Group

Nội dung đáng chú ý của kết luận là C03 đề nghị truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu Chủ tịch Công ty AIC - về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và tội đưa hối lộ. Bà Nhàn bỏ trốn trước khi bị khởi tố và bị truy nã đến nay đã hơn sáu tháng.

Dù đang bỏ trốn nhưng C03 cho rằng đủ căn cứ để kết luận hành vi phạm tội của bà Nhàn.

Sau thông tin này, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, vì sao bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn nhưng cơ quan điều tra vẫn kết luận hành vi phạm tội và đề nghị truy tố và trường hợp nào bà Nhàn sẽ bị truy tố?

Cơ sở để truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn dù đang bỏ trốn

Về vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết, vụ án hình sự vi xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai với một số bị can, trong đó có bị can thuộc Công ty AIC là một vụ rất đặc biệt, ở chỗ cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra và đề nghị truy tố đối với bị can đang bị truy nã.

Theo thông tin ban đầu, đến nay C03 chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 36 bị can, trong đó có nhiều cựu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và cựu lãnh đạo AIC.

Nội dung đáng chú ý của kết luận là C03 đề nghị truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu Chủ tịch Công ty AIC - về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và tội đưa hối lộ. Bà Nhàn bỏ trốn trước khi bị khởi tố và bị truy nã đến nay đã hơn sáu tháng.

Đây là trường hợp hy hữu trong lịch sử tố tụng, dù bà Nhàn đang bỏ trốn nhưng C03 cho rằng đủ căn cứ để kết luận hành vi phạm tội của bà Nhàn.

Theo ông Cường, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về việc xét xử vắng mặt đối với bị can đang bị truy nã.

Cụ thể, khoản 2, Điều 290 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định, tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp: Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả; Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa.

Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận; Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.

Như vậy, về mặt lý thuyết, tòa án có thể xét xử đối với bị cáo trong trường hợp bị cáo đang bị truy nã.

Quy định cụ thể về điều kiện để truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Ảnh 3.

Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, để xét xử bị cáo đang bị truy nã, trước đó VKS phải có cáo trạng để truy tố, đề nghị xét xử đối với bị can đó, có thể sau khi truy tố bị can bỏ trốn nên bị truy nã và vẫn xét xử. Còn trường hợp nếu VKS không truy tố đối với bị can sẽ không có căn cứ để tòa án xét xử đối với bị can đó.

Bởi, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đang áp dụng hiện nay, VKS cũng không thể truy tố đối với bị can đang bị truy nã.

Vị chuyên gia phân tích, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 247 Bộ luật tố tụng hình sự, VKS quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự trong trường hợp khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. Trong trường hợp này phải yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này...

Như vậy, theo quy định, khi bị can bỏ trốn, không biết ở đâu, cơ quan tố tụng phải truy nã và tạm đình chỉ. Việc truy tố bị can chỉ có thể diễn ra khi bị can bị bắt truy nã hoặc đầu thú trước khi VKS ban hành cáo trạng.

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn VKS truy tố đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là 30 ngày và có thể gia hạn một lần với thời hạn không quá 30 ngày nữa.

Như vậy, thời hạn truy tố tối đa (kể cả thời gian gia hạn) trong vụ án này là không quá 60 ngày. Hết thời hạn 60 ngày, VKS phải ban hành quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc ban hành cáo trạng để truy tố đối với các bị can. Nếu có cáo trạng mới có căn cứ để tòa án xét xử.

"Về mặt lý thuyết, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày VKS  nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra mà cơ quan tố tụng bắt được bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn hoặc bị can này đầu thú, VKS vẫn có căn cứ để ban hành cáo trạng truy tố. Trong tình huống này, việc đề nghị truy tố của cơ quan điều tra có cơ sở để thực hiện" – ông Cường nêu quan điểm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem