Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Thơ (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo khoản 1 Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp 2007, dẫn độ được quy định là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
Đối với tội phạm là người Việt Nam hoặc tội phạm nước ngoài đang lẩn trốn tại Việt Nam, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tại Việt Nam có thể: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định, người có thể bị dẫn độ là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định rơi vào 1 trong 2 trường hợp sau: Phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình; Đã bị tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.
Theo luật sư Thơ, hành vi phạm tội của người có thể bị dẫn độ không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.
Trường hợp hành vi phạm tội của người có thể bị dẫn độ xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu, việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.
Trình tự, thủ tục dẫn độ sẽ thực hiện theo nội dung mà Việt Nam và quốc gia được yêu cầu ký kết trong Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định dẫn độ. Tùy thuộc trường hợp, việc dẫn độ có thể thực hiện theo các phương thức khác nhau, song đều cần đảm bảo quy định chung như sau:
Thứ nhất, Việt Nam cần gửi văn bản đề nghị dẫn độ phù hợp thể thức cho quốc gia được yêu cầu. Đính kèm văn bản này là các tài liệu, chứng cứ đính kèm để chứng minh hành vi phạm tội của nghi phạm, làm cơ sở cho thấy yêu cầu dẫn độ là phù hợp thỏa thuận mà các bên đã ký kết.
Thứ hai, trong trường hợp văn bản yêu cầu dẫn độ không đáp ứng được các điều kiện về nội dung và hình thức thì quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị bổ sung cho đầy đủ như quy định trong một thời hạn nhất định.
Thứ ba, sau khi nhận được yêu cầu dẫn độ đúng về mặt thủ tục, quốc gia được yêu cầu có nghĩa vụ bắt giữ cá nhân là đối tượng của yêu cầu dẫn độ. Thủ tục tố tụng tiến hành các yêu cầu về dẫn độ tội phạm được điều chỉnh riêng biệt theo pháp luật quốc gia được yêu cầu dẫn độ.
Quốc gia đáp ứng yêu cầu về dẫn độ cần thông báo theo kênh liên lạc nhất định cho quốc gia yêu cầu dẫn độ được biết, đồng thời thông báo về địa điểm và thời gian chuyển giao tội phạm cùng tài liệu, vật chứng liên quan.
Ngoài ra, theo vị luật sư, trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Nước yêu cầu dẫn độ phải chịu mọi chi phí về dẫn độ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc dẫn độ, chi phí đó do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.