Thông qua MVB, các starup đã có cơ hội tiếp cận được nhiều nguồn lực về tài chính, chuyên môn, đặc biệt là lượng người dùng đông đảo trong hệ sinh thái Binance.
Theo chị Amy - CMO Elemon, điều tuyệt vời nhất của quỹ MVB là qua đây các dự án có cơ hội đóng góp vào hệ sinh thái BNB Chain, cũng như có thể thâm nhập vào nguồn dữ liệu khách hàng vô cùng tiềm năng của Binance.
“Từ đó chúng tôi có thể lan toả hình ảnh và giá trị của mình đến thế giới”, Chị Amy chia sẻ.
“Một điều quan trọng không kém, ở đây chúng tôi nhận được những lời khuyên và đánh giá từ những nhân vật và tổ chức kỳ cựu trong nghành”, chị tiếp tục.
“Ở BNB Chain có rất nhiều người dùng bàn tán về Thetan Arena và chúng tôi tiếp nhận được rất nhiều người dùng mới từ hệ sinh thái Binance”, anh Khánh Nguyễn - Founder & CEO Thetan Arena cho biết.
“Rất nhiều dự án hay, thú vị ở chương trình này và chúng tôi rất vinh dự được là một trong số đó”, anh Khánh bày tỏ.
Theo anh Lộc - Co.Founder & CEO LaunchZone, mặc dù các dự án ra đời để cạnh tranh nhau với nhau nhưng đều có chung mục đích là mang lại tính thanh khoản cao hơn, cũng như tìm kiếm người dùng đông đảo ở trên hệ sinh thái.
“Điều thú vị nhất đối với tôi là được xây dựng một hệ sinh thái vũng mạnh hơn cùng rất nhiều cá nhân và đội ngũ tài năng”, anh Lộc chia sẻ.
Anh Tuấn Hưng - CEO Faraland cũng đồng tình với các quan điểm trên, khi có chung mục đích là tìm kiếm thêm lượng người dùng mới ở trên hệ sinh thái BNB Chain.
Lý do khiến một số dự án trở nên khác biệt
“LaunchZone đã tham dự MVB từ những mùa đầu, chúng tôi không biết nhiều về những yêu cầu cụ thể thể khi Binance chỉ đưa ra các tiêu chí chấm điểm cho những số liệu về tính thanh khoản, lượng người dùng hoặc sản phẩm” anh Lộc cho biết.
“Chúng tôi tập trung vào việc thu hút ng dùng mới, sáng tạo ra những sản phẩm mới trên BNB Chain”, anh Lộc tiếp tục.
Tuy nhiên, sau đó Binance đã thay đổi chiến lược và họ chú ý vào lượng thanh khoản. Chính vì thế các nền tảng DeFi như Pancake Swap, Auto Farm họ đã dẫn trước LaunchZone, đây là bày học quý giá đối với anh Lộc cùng đội ngũ để đưa LaunchZone trở lại đường đua.
Với anh Khánh, quãng thời gian đáng nhớ khi Theta Arena tham dự vào Air BNB là cột mốc chinh phục được 1 triệu người dùng, bên cạnh đó quá nhiều vấn đề xảy ra và có rất ít thời gian cho anh cùng đội ngũ của mình xử lý.
“Tuy nhiên nhờ những thử thách căng thẳng khi đó mà giờ đây Thetan Arena đã cán mốc 20 triệu người dùng”, anh Khánh phấn khích.
“Chúng tôi luôn muốn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, vì vậy việc tham dự rất nhiều sự kiện như ngày hôm nay là cách để học hỏi thêm những kiến thức và bài học mới", anh Khánh chia sẻ.
Giúp người dùng web2 trên toàn cầu tiến tới thế giới Web3
Tuy nhiên có một vấn đề là làm cách nào đề thu hút người dùng từ các game Web2 chuyển sang các game Web3 blockchain mà vẫn duy trì được quá trình mở rộng tập người dùng trên toàn thế giới.
Theo chị Amy, chiến lược của team sẽ có các yếu tố cần và đủ. Yếu tố cần cho một dự án Game-Fi là phải thu hút được những người dùng truyền thống, và dự án phải đủ hay, đủ thu hút, cách chơi gây hứng thú và đồ hoạ đẹp.
“Đối với đội ngũ Elemon, chúng tôi nhận thấy vẫn còn là một dự án tương đối nhỏ, tuy nhiên dự án có thế mạnh về một cộng đồng hùng hậu trên toàn thế giới tính tới thời điểm hiện tại”, chị Amy chia sẻ.
Chị nhận định rằng chiến lược chính để thu hút người dùng là hãy tập trung vào những điều kiện thiết yếu và những điều kiện lý tưởng.
Về mặt điều kiện thiết yếu, chị cho biết các dự án GameFi trước hết vẫn là các dự án Game bình thường, vì thế để tạo ra sự thu hút với người dùng mà không cần quảng bá nhiều, dự án cần một ứng dụng Game thật sự tốt.
“Để tạo nên một Game hoàn hảo, cần thu hút người dùng bao gồm ba khía cạnh, tập trung vào nội dung hấp dẫn, hoàn thiện tỉ mỉ và chi tiết về mặt gameplay, cũng như cần có đồ hoạ xuất sắc”, chị Amy nêu quan điểm.
Tuy nhiên theo chị khía cạnh quan trọng nhằm tạo nên một ứng dụng Game thu hút người chơi trên toàn thế giới lại phụ thuộc vào sự hiệu quả, tỉ và chi tiết của các chiến lược marketing.
Ví dụ điển hình từ dự án Elemon, khi họ đã triển khai từ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết tập trung vào từng nhóm nhỏ, địa phương và trong mỗi nhóm đều hướng tới mục tiêu thành lập những cộng đồng uy tín và hùng hậu.
Bên cạnh đó là hợp tác với các bang hội trong game, KOLs và tiếp cận đến những doanh nghiệp địa phương cũng như doanh nghiệp truyền thống để gia tăng niềm tin từ người dùng.
Anh Hưng đồng tình quan điểm và nhận định để gia tăng sự thu hút của nhiều người dùng đến với dự án cần áp dụng chiến lược có quy mô lớn.
“Ở Faraland để thu hút nhiều người chơi, trước hết cần hoàn thiện về tính ứng dụng và hệ thống tài chính trong Game”, anh chia sẻ.
Anh Khánh cho rằng với nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường game truyền thống, quá trình mở tập người dùng mới là vấn đề nan giải đối với lĩnh vực này, kể cả khi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đó.
“Tuy nhiên, khi lần đầu được tiếp cận với thế giới blockchain, nếu có nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực chẳng hạn như gã khổng lồ Axie Infinity, thì thị trường ngách sẽ tạo ra nhiều người dùng hơn những đối thủ”, anh Khánh nhận định.
Để nhiều người dùng trong tương lai tiếp cận đến blockchain là vấn đề vô cùng khó, khi người dùng trên blockchain đang hạn chế, chỉ chiếm khoảng vài triệu người, và tất cả trong số họ là nhà đầu tư về lĩnh vực blockchain.
“Hãy nghĩ đến “Hybrid framework” có nghĩa là giúp các người dùng mới tiếp cận đến blockchain bằng cách tạo ra hệ thống mà người chơi truyền thống có thể chơi một cách miễn phí như những game truyền thống khác”, anh tiếp tục.
Sự thay đổi của NFTs, và cách thích hướng với các xu hướng mới
Anh Lộc cho rằng NFTs, Metaverse và GameFi vẫn là xu hướng dẫn đầu khi những thương hiệu và tên tuổi lớn từ ngành công nghiệp game đều lấn sân sang ngành công nghiệp NFTs như Tencent, Sega, Ubisoft.
“Tôi nghĩ trong một vài năm tới xu hướng vẫn là NFT và Metaverse. Ví dụ như OpenSea và các đối thủ của họ đang bùng nổ trong xu hướng này”, anh Lộc nhận định.
Với anh Hưng, GameFi và DeFi 2.0 sẽ là xu hướng tiếp theo.
“Sự ra đời của DeFi và Gamification có thể giúp người dùng dễ dàng nắm bắt và thích nghi được với thế giới blockchain, và Faraland đang chuẩn bị nhiều tính năng để đón đầu xu thế tiếp theo”, anh Hưng chia sẻ.
Theo góc nhìn của anh Khánh, GameFi và Metaverse là xu hướng mới. Hiện tại, người chơi không chỉ chơi game để giải trí mà còn bao gồm những đặc điểm khác như các hoạt động xã hội và lợi nhuận từ game.
Ngoài ra, họ còn sáng tạo thêm các nền tảng cao cấp dành cho streamers để thúc đẩy nhu cầu của người dùng từ việc stream game cũng như là sử dụng token riêng.
“Chúng ta có thể sẽ chứng kiến phiên bản tiếp theo của GameFi trong một vài năm tới, thậm chí có thể xảy ra trong năm 2022”, anh Khánh nhận định.
Đồng ý với các quan điểm nêu trên. Đối với Elemon, chị Amy cho biết team chú trọng đặc biệt vào Metaverse từ thưở sơ khai, và hiện tại vẫn luôn tập trung vào Metaverse.
Lý giải điều này, chị Amy chia sẻ khi xu hướng tiếp theo dẫn đến sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức và những thể chế như anh Khánh đã đề cập rằng xu thế đang sẵn sàng chấp nhận các cấu tạo non-blockchain đến với không gian blockchain.
“Tương lai, con người sẽ sống trong Metaverse và các doanh nghiệp truyền thống sẽ có sự thúc đẩy để tham gia và tiếp cận tới khách hàng, khi khách hàng sống trong Metaverse và họ phải buộc tham gia vào không gian”, chị quả quyết.
Metaverse sẽ là sân chơi kết nối sâu sắc 3 yếu tố quan trọng trong thế giới blockchain. Đầu tiên là người sáng tạo nội dung, thứ 2 là khách hàng và cuối cùng là doanh nghiệp truyền thống.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.