Quyết định sai lầm của Mỹ khiến Trung Quốc vươn lên thành cường quốc hạt nhân
Quyết định sai lầm của Mỹ khiến Trung Quốc vươn lên thành cường quốc hạt nhân
Minh Nhật
Thứ tư, ngày 28/10/2020 19:00 PM (GMT+7)
Nhà khoa học tên lửa nổi tiếng nhất của Trung Quốc - người giúp Bắc Kinh phóng vệ tinh đầu tiên và có được vũ khí hạt nhân từng bị trục xuất khỏi Mỹ sau cáo buộc làm gián điệp. Quyết định trục xuất nhà khoa học này của Mỹ đã bị chỉ trích là điều ngu ngốc nhất mà lãnh đạo nước này từng làm.
Ông Dan Kimball, từng là Bộ trưởng Hải quân Mỹ đã mô tả việc trục xuất nhà khoa học tên lửa nổi tiếng Trung Quốc Qian Xuesen là "điều ngu ngốc nhất mà đất nước này từng làm".
Qian Xuesen, một công dân Trung Quốc, chuyển đến Mỹ vào năm 1935 để học tại Học viện Công nghệ Massachusetts, và sau đó là Học viện Công nghệ California.
Ông Qian tham gia một nhóm các nhà khoa học Mỹ, có biệt danh là "biệt đội cảm tử" do sự liều lĩnh của họ trong công việc để phát triển tên lửa.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhóm này đã làm việc với quân đội Mỹ và ông Qian được góp mặt trong Ban Cố vấn Khoa học của chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, vào năm 1949, ông Qian bị tình báo Mỹ nghi ngờ làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc. Theo BBC, ông Qian được cho là đã trở thành một đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1938.
Năm 1950, ông Qian bị Washington kết tội và bị quản thúc 5 năm sau đó cho đến khi Tổng thống Eisenbower quyết định trục xuất ông về Trung Quốc.
“Ông ấy là một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất ở Mỹ. Ông ấy đã đóng góp rất nhiều và có thể còn đóng góp nhiều hơn nữa", nhà báo Tianyu Fang của BBC viết.
Khi trở lại Trung Quốc, ông Qian đã ra sức cống hiến cho Bắc Kinh và vào năm 1970, ông đã chỉ đạo việc phóng vệ tinh không gian đầu tiên của Trung Quốc Dong Fang Hong I.
Tên lửa do ông chế tạo cũng tạo cơ sở cho kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, khi nước này thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 10/1964.
Fraser Macdonald, tác giả cuốn "Escape from Earth: A Secret History of the Space Rocket", cho rằng việc trục xuất nhà khoa học Qian là một đòn đau nghiêm trọng đối với Mỹ.
Với những đóng góp to lớn của mình, ông Qian được gọi là "nhà khoa học nhân dân" và trở thành một anh hùng dân tộc ở Trung Quốc.
Tại Thượng Hải, một bảo tàng được thành lập để vinh danh ông hiện có 70.000 hiện vật riêng.
Trung Quốc ngay nay đang bị cuốn vào trong một cuộc chạy đua không gian mới với Mỹ khi cả hai nước đều có kế hoạch đưa con người trở lại Mặt trăng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.