Vào mùa sứa biển, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu nhờ "lộc trời"

Hữu Dụng Thứ tư, ngày 31/03/2021 06:45 AM (GMT+7)
Đang mùa sứa biển, các ngư dân vùng biển Thanh Hoá lại dào dạt ra khơi, đưa về thứ "lộc trời" kỳ lạ này. Sau mỗi chuyến, thuyền, mảng đầy ắp sứa biển lại tấp nập về cảng. Bán ngay cho các đầu mối thu mua tại cảng, mỗi thuyền cũng thu về được hàng triệu đồng.
Bình luận 0

Hàng năm, cứ vào khoảng đầu tháng Giêng cho đến tháng 4 Âm lịch, ngư dân Thanh Hóa lại căng lưới ra khơi đánh bắt mùa sứa biển. Sáng sớm ở các bãi biển Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Nghi Sơn (Thanh Hóa), hàng trăm chiếc bè mảng tấp nập cập bến, trên bè đầy ắp sứa. 

Mỗi chuyến thuyền, bè mảng đi đánh bắt sứa thường có 2 - 3 người, bình quân mỗi ngày, một bè mảng đánh bắt được khoảng 400-800 con sứa, có thuyền đánh được cả nghìn con. 

Ra khơi bắt con nhơn nhớt lại nhiều chân, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu - Ảnh 1.

Tại cửa biển xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương, vừa trở về sau chuyến ra khơi đánh bắt sứa biển, ngư dân Trương Văn Ngân (thôn 10, xã Quảng Hải) vui vẻ cho biết: Chúng tôi thường đi từ 4 giờ sáng để kịp giờ con nước lên, ra cách bờ từ 6 đến 12 hải lý thì bắt đầu thả lưới đánh sứa biển.

Ra khơi bắt con nhơn nhớt lại nhiều chân, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu - Ảnh 2.

Với giá sứa tươi trên thị trường hiện tại trung bình khoảng 10.000 - 12.000 đồng/con, mỗi ngày mỗi bè mảng có thể thu về từ 4 - 10 triệu đồng.

Ra khơi bắt con nhơn nhớt lại nhiều chân, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu - Ảnh 3.

Sứa tươi chuyển từ biển vào xưởng được kiểm đếm cẩn thận, sau đó được đưa vào một sân lớn, nơi có hàng chục nhân công đang đợi sẵn để sơ chế.

Sứa phải được làm khi còn tươi nguyên thì mới đảm bảo giữ được độ ngon của miếng sứa thành phẩm. Việc sơ chế sứa được làm theo từng công đoạn tuần tự. Với phần thân sứa được cho vào máy cắt thành những miếng nhỏ tầm đốt ngón tay. Còn riêng phần chân sứa sẽ được làm thủ công theo đúng quy cách. Chân sứa mỗi con khác nhau, người làm phải biết lựa để không bị vụn.

Ra khơi bắt con nhơn nhớt lại nhiều chân, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu - Ảnh 4.

Sứa tươi được chế biến ngay sau khi đánh bắt, nhằm giữ được sự tươi ngon của thành phẩm.

Ra khơi bắt con nhơn nhớt lại nhiều chân, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu - Ảnh 5.

Sau khi đã làm sạch hết nhớt, rửa sạch rồi mang đi ngâm muối khoảng 1 tuần cho đến khi nước trong, hết sạch mùi, là chín. Trong quá trình ngâm sứa người thợ phải liên tục kiểm tra độ mặn của bể muối, độ mặn khoảng 20%, mếng sứa đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo được độ trong suốt, cứng, giòn.

Sau khoảng 1 tuần ngâm trong bể nước muối, khi các miếng sứa trở nên trong vắt chính là sứa đã chín. Lúc này, sứa sẽ được mang ra đóng thùng chuẩn bị xuất xưởng. Đặc biệt, quá trình chế biến sứa tươi không cần dùng bất cứ nguyên liệu nào ngoài nước sạch và muối biển. Chính độ mặn của muối sẽ giữ cho sứa thành phẩm bảo quản được lâu từ 1 - 2 năm.

Ra khơi bắt con nhơn nhớt lại nhiều chân, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu - Ảnh 6.

Một bể muối ngâm sứa.

Xã Hoằng Trường, Hoằng Hoá, là nơi thu mua, chế biến sứa biển xuất khẩu lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, hiện có tới gần 20 cơ sở chế biến sứa lớn nhỏ đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Ông Lê Phạm Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Tại địa phương, nghề đánh bắt và chế biến sứa đã có từ lâu đời và đang dần trở thành nghề truyền thống của bà con địa phương. Trước đây, khi chưa bị ảnh hưởng của dịch bệnh, mỗi vụ sứa, Hoằng Trường có 400 phương tiện chuyên đi đánh bắt gần bờ, trong đó chủ yếu là đánh bắt sứa và cá khoai. Trung bình, mỗi vụ sứa có thể mang về cho người dân xã Hoằng Trường khoảng 80 tỷ đồng từ khai thác và chế biến sứa.

Ra khơi bắt con nhơn nhớt lại nhiều chân, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu - Ảnh 7.

Cùng với việc đánh bắt sứa, những người làm nghề sơ chế sứa cũng có việc làm với mức thu nhập khá. Việc phân loại, cắt sứa và vận chuyển cũng mang lại thu nhập từ 200 - 300 ngàn đồng/người/ngày.

Ra khơi bắt con nhơn nhớt lại nhiều chân, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu - Ảnh 8.

Ngoài đánh bắt, nghề thu mua, chế biến sứa biển cũng là nghề hái ra tiền của rất nhiều người.

Ra khơi bắt con nhơn nhớt lại nhiều chân, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu - Ảnh 9.

Ra khơi bắt con nhơn nhớt lại nhiều chân, ngư dân Thanh Hóa có tiền triệu - Ảnh 10.

Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản này, ngành Thủy sản Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các địa phương ven biển khuyến cáo ngư dân và các cơ sở chế biến giữ gìn vệ sinh môi trường trong đánh bắt, thu hoạch, chế biến sứa, tránh gây ô nhiễm môi trường, nhất là đối với các bãi biển gần khu du lịch như Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn), Sầm Sơn (thành phố Sầm Sơn).

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem