Từ kiểu thu hái ngoài hoang dã, rau rừng sông Vàm Cỏ Đông đã được vun trồng bởi bàn tay cần cù của những người nông dân tỉnh Tây Ninh, được chăm bẵm bằng mồ hôi và cả cái tâm nghề nghiệp. Giờ đây rau rừng Tây Ninh còn “hiên ngang” tiến vào các siêu thị lớn nhất ở TP Hồ Chí Minh.
Rau sắng, một thứ rau rừng đặc sản, tưởng như chỉ có ở vùng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức – Hà Nội) – nơi nổi tiếng với lễ hội chùa Hương. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, loại rau ăn ngọt như mì chính này lại được một nông dân thuần hóa, trồng thành công trên đất vườn đồi ở xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đã đưa cây rau bò khai mọc hoang dại trong tự nhiên (rau rừng) về thuần hóa tại đất vườn, đồi của gia đình, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một trong những cây thế mạnh của huyện.
Rau dún còn gọi là rau dớn, người Thái gọi là "pắc cút", người dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An thì gọi là rau dún. Cây rau dún mọc xen lẫn với các loại cây cỏ khác, có hình dáng giống cây dương xỉ nhưng thấp hơn, dạng bờ bụi. Những ngày này, người dân Thanh Chương lại tìm vào các khe suối hái rau để ăn và bán.
Lá đắng rừng là món ăn quen thuộc với người dân xã Nà Khương (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang). Nhưng trước kia không phải lúc nào cũng có thể tìm được loại rau này vì chỉ có trên rừng già, thác nước cao và hoàn toàn mọc tự nhiên.
Theo Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản UBND huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) từ năm 2016, huyện triển khai dự án trồng các loại rau rừng đặc sản như rau bò khai, rau ngót rừng và rau giảo cổ lam với tổng cộng 8,4 ha...
Trong vô vàn những nguồn thức ăn nơi đại ngàn tỉnh Kon Tum cung cấp cho đời sống, sinh hoạt của con người phải kể đến các loại rau rừng. Mùa nào thức ấy, rừng núi luôn có sẵn những loại rau ngon, quan trọng là người thưởng thức biết được mùa của mỗi loại rau để tìm kiếm về chế biến thành món ngon cho bữa ăn.
Từ những cây rau rừng tự mọc tự nhiên, hoang dại ven sông, trong rừng, như: trâm, ổi, lộc vừng, mặt trăng, sơn máu, cóc…một số hộ dân trên địa bàn thị xã Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) đã đưa về trồng trong vườn. Qua thực tế, mô hình trồng rau rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao,