Rét đậm bao trùm, chuyên gia chia sẻ cách bảo vệ hệ hô hấp

Diệu Thu Thứ tư, ngày 31/01/2018 11:55 AM (GMT+7)
Làm thế nào để bảo vệ hệ hô hấp trong mùa đông? Các chuyên gia về hô hấp của BV Bạch Mai sẽ chia sẻ những cách bảo vệ hô hấp.
Bình luận 0

Thời tiết lạnh vừa là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh hô hấp phát triển vừa là nguyên nhân gây tái phát các bệnh hô hấp.

Vậy làm thế nào để bảo vệ hệ hô hấp trong mùa đông? Các chuyên gia về hô hấp của BV Bạch Mai sẽ chia sẻ những cách bảo vệ hô hấp.

img

Làm thế nào để bảo vệ hệ hô hấp trong mùa đông?

Theo GS.TS. Ngô Quý Châu, Giám đốc Trung tâm Hô hấp BV Bạch Mai cho biết, bệnh hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh tật, thậm chí tử vong.

Khi thời tiết lạnh, số bệnh nhân mắc bệnh hô hấp tăng lên do không khí lạnh khiến các mạch máu dưới niêm mạc co lại, đường niêm mạc không được tưới máu nhiều, khả năng bảo vệ của niêm mạc chống lại virus, vi khuẩn qua đường thở giảm dần, các hoạt động bảo vệ khác kém đi.

Ban đầu, bệnh nhân sẽ bị nhiễm bệnh hô hấp như viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, viêm amidan, viêm phổi, màng phổi...

Với những bệnh nhân đã mắc các bệnh như phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, thời tiết lạnh sẽ làm bệnh nặng thêm, tăng các triệu chứng như khó thở, bệnh nhân phải đi khám, thậm chí cấp cứu. 

Tại BV Bạch Mai chưa có thống kê cụ thể, nhưng khoảng 3-4 ngày sau 1 đợt lạnh số người đến khám tăng cao, đặc biệt những lúc trời lạnh sâu, và kéo dài, tỷ lệ bệnh nhân tăng lên đột biến sau 1 tuần.

Các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất là trẻ em, người lớn tuổi và người có bệnh phổi mạn tính. Viêm phổi vẫn là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

PGS.TS Vũ Văn Giáp, Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, đối với trường hợp phòng bệnh hô hấp, tránh tái phát có các nhóm chính cần lưu ý đặc biệt: Bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn  phế quản... đó là bệnh hô hấp mạn tính và phòng các đợt cấp xảy ra.

Mọi người cần lưu ý nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể thông qua dùng các loại vắc-xin để phòng bệnh chủ động, đặc biệt 2 tác nhân chính gây nên các bệnh hô hấp đó là virus, cúm, cúm mùa, cúm theo dịch cần tiêm phòng.

Ngoài ra, cần nâng cao thể trạng người bệnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có sức đề kháng. Giữ môi trường sống khô ráo, không ẩm thấp, tránh khói bụi trong và ngoài nhà; Tuân thủ điều trị theo các giai đoạn bệnh và tái khám định kỳ để có hướng dẫn điều trị cụ thể chứ không tự ý sử dụng đơn cũ đã được bác sĩ kê và không tự ý mua kháng sinh về điều trị dẫn đến bệnh nặng hơn….

Giảm đau do viêm họng với cây hồng bì

Theo y học cổ truyền, lá hồng bì có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm; thường dùng trị...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem