Nigeria của Okri hôm trước ngày độc lập là một đất nước nơi người ta thường hay mộng mơ kỳ lạ và đôi khi có những giấc mơ trọng đại.
|
Tuổi thơ đầy ảo giác được nhắc đi nhắc lại trong cuốn sách này |
Đây là câu chuyện của đứa con lộn (spirit child), một đứa trẻ luôn xoay xở để giữ một chân trong cõi giới những bóng ma, mặc dù đến cuối truyện, người đọc bị thấm đẫm bởi số lượng mênh mông của mùi, vị và lối dệt cảm xúc của đời thường...
Cuốn tiểu thuyết được thuật lại bằng ngôi thứ nhất. Người tường thuật duy trì mối liên lạc của cậu bé với cõi giới của bóng ma qua sự chết đi, không chỉ một lần mà nhiều lần. Azaro, người kể chuyện, là đứa con lộn (spirit child) miễn cưỡng sinh ra và không bao giờ cắt đứt hoàn toàn ràng buộc của cậu với thế giới linh hồn.
Các đứa con lộn không ưa “tính khắc nghiệt của sinh tồn, những khao khát không thỏa, những bất công bị che giấu của thế gian, những mê cung của tình yêu”, nhưng Azaro quyết định, lần này phó thác chính mình cho người mẹ buồn phiền và một ông bố công nhân, người luôn ước mơ rằng bằng nghề đấm bốc ông sẽ có đủ tiền để thoát khỏi thế giới của bất công…
Theo đó, chúng ta có thể thấy rõ quan điểm của Okri: cả con đường thậm chí cũng không theo tuyến tính; mỗi thế hệ khát khao sự hoàn hảo thì bị hủy diệt và công trình của nó cũng bị hủy diệt: thế hệ tiếp theo cần phải khởi đầu từ vết xước đó.... Cuối cùng Azaro nói rằng, “dân tộc của cậu là đứa con lộn, kẻ cứ tiếp tục tái sinh và sau mỗi lần sinh hình thành máu và sự bội tín”. Trong đó có hào quang, nỗi sợ hãi, và sự kinh hoàng của Azaro.
Tuổi thơ đầy ảo giác là một phần của sự phát minh khả năng chịu đựng, biến chuyển thành hào quang, trong nỗ lực của nó.
Với một chuỗi hình ảnh gây sửng sốt, "Con đường đói khổ" được đọc như một tác phẩm thơ sử thi, và nó thực sự đã mang được phương diện thơ sử thi vào văn xuôi. Bên cạnh đó, đa số tiểu thuyết Anh quốc hiện đại dường như bị mất gốc và bị lên án là tệ hại nhất theo nghĩa đen. Okri nhắc nhở chúng ta rằng những vấn đề chính trị không phải lúc nào cũng nhỏ nhen và thủ đoạn…
Jeremy Treglowan - Chủ tịch ban thẩm định giải Booker đã đánh giá về tiểu thuyết này rằng: “Cách viết đẹp, kết hợp khả năng tưởng tượng gây cảm động lạ thường! Qua thị kiến của một đứa trẻ, Ben Okri đã dùng sự siêu nhiên và cái hiện thời để truyền đạt đời sống nông dân Nigeria trong một thế giới biến đổi. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết được thực hiện trọn vẹn nhất trong năm nay, nó mang cách viết đặc sắc và cách nhìn sự vật của Châu Phi da đen thuộc dòng chủ lưu của tiểu thuyết Châu Âu”, “Con đường đói khổ” thực sự được đọc như một tác phẩm thơ sử thi, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc với vẻ hoành tráng và bi hùng của nó.
Ben Okri (sinh năm 1959) là nhà văn, nhà thơ Nigeria, cư trú tại London. Ông đã xuất bản gần hai mươi tác phẩm và đạt được nhiều giải thưởng, trong đó có Giải Booker năm 1991 với tiểu thuyết Con đường đói khổ (The Famished Road). Ben Okri được xem là nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, mặc dù ông không chịu nhận danh hiệu này.
Những kinh nghiệm trực tiếp về cuộc nội chiến Nigeria đã tạo cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông. Ben Okri viết về cõi trần tục và cõi siêu nhiên, cá nhân và tập thể, thu hút độc giả đi vào một thế giới đầy những miêu tả sinh động.
Minh Minh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.