Những ngày qua người dân huyện Kon Plông (Kon Tum) ráo riết săn lùng khắp những cánh rừng già để tìm củ sâm “bảy lá”.
|
Thương lái đang giới thiệu củ sâm “bảy lá”. |
Quý hơn sâm Ngọc Linh
Nghe nói, có người Trung Quốc tìm hỏi mua củ sâm “bảy lá” với giá 180.000 đồng/kg, thấy được giá cao nên người dân các xã trong huyện đều đổ xô vào các cánh rừng để tìm kiếm.
Tôi cũng không nghe cơ quan đơn vị nào nào báo cáo về loại cây sâm này, nên không rõ kể cả việc diễn ra mua bán trong thời gian qua. Tôi sẽ kiểm tra lại.
(Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Huỳnh Tấn Phục)
Trong vai một thương lái đang đi tìm mua sâm “bảy lá” để nhập cuộc, một chủ đầu nậu không hề nghi ngờ mang ra cho tôi hai củ sâm tươi, nặng chừng 2kg.
Theo quan sát của chúng tôi, củ sâm “bảy lá” khá to, lá giống như lá khoai môn, hình xoắn, da màu nâu, trong quá trình mọc lá có nhiều vết khuyết.
Ông A Điêng ở xã Đăk Long (Kon Plông) cho biết: “Khi cắt thử một ít để nấu uống thấy rất mát. Loại sâm dây (hồng đẳng sâm) trên đỉnh núi Ngọc Linh không nhằm nhò gì so với sâm này”.
Theo ông A Ruông ở làng Vigơlơng xã Hiếu cho biết: Củ sâm “bảy lá” cắt lát ra phơi khô và đem ngâm rượu, khi uống vào có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng nhưng nếu lỡ uống quá chén vào sẽ… chạy đi cầu không kịp!
Dân đổ xô đi tìm
Suốt trên dọc đường đi từ Măng Đen đến các xã Đăk Long, xã Hiếu, Pờ Ê… chúng tôi bắt gặp hàng trăm người dân đang rồng rắn kéo vào những cánh rừng của đại ngàn Trường Sơn để săn tìm các loại cây dược liệu.
Nhiều thương lái khi thấy chúng tôi đến hỏi thăm đều nói rằng, có mấy ông người Trung Quốc đến hỏi mua, nhưng loại cây này bây giờ rất hiếm, và họ khẳng định rằng còn khó tìm hơn cả cây Kim cương.
Theo anh A Suông ở xã Hiếu (Kon Plông), sâm “bảy lá” chỉ mọc trong rừng già, dưới tán lá rừng rậm và ở độ cao xấp xỉ gần 1.000m so với mực nước biển. Tuy nhiên những loại cây này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu về giá trị, tác dụng của nó trong ăn uống, chữa bệnh.
Hiện nay rất cần sự vào cuộc của các ngành chức năng trong và ngoài tỉnh, nếu đây là loại cây thuốc quý thì cần sớm có chủ trương bảo tồn, phát triển khi còn chưa quá muộn.
Tiến Thành
Vui lòng nhập nội dung bình luận.