Sân bay Long Thành phải khởi công vào năm 2020

Hồ Văn Thứ hai, ngày 06/05/2019 16:42 PM (GMT+7)
Tại Hội nghị phát triển vùng trọng điểm kinh tế phía Nam ngày 6.5 tại Đồng Nai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT và các ban ngành phối với với tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành và phải khởi công vào năm 2020.
Bình luận 0

img

Mô hình sân bay Long Thành. Ảnh: TL

Sân bay Long Thành phải khởi công năm 2020

Chỉ đạo tại Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ngày 6.5 tại Đồng Nai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT và các ban ngành phối hợp với tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành.

“Sân bay Long Thành phải khởi công vào năm 2020. Tôi đề nghị tỉnh Đồng Nai mà trực tiếp huyện Long Thành đẩy nhanh các tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Phải làm nhanh và làm minh bạch thì không có vấn đề gì khó, người dân sẽ ủng hộ. Bên cạnh đó Cảng Cái Mép - Thị Vải cũng phải tăng tốc hoàn thiện các phần còn lại để tạo động lực phát triển cho vùng”, Thủ tướng yêu cầu.

img

Thủ tướng phát biểu chỉ đạo. Ảnh: H.V

Nói về khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, người đứng đầu Chính phủ cho rằng đây là vùng kinh tế năng động bậc nhất của cả nước, nhất là thu ngân sách, giải quyết lao động, thu nhập bình quân... đều đứng đầu cả nước.

Cơ cấu của vùng tiếp tục diễn tiến tích cực ở các ngành dịch vụ có lợi thế, tạo ra giá trị gia tăng cao, giảm ô nhiễm, vấn nạn xã hội; sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng mà tỷ lệ ngành nông nghiệp, lao động nông nghiệp giảm, như vậy rất tốt. Nhiều ngành của vùng này chiếm tỷ lệ trên 50% cả nước, là vùng thu hút FDI lớn nhất cả nước.

"Sự năng động từ đội ngũ lãnh đạo dám nghỉ, dám làm… khiến vùng này rất hấp dẫn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng là vùng khởi nguồn cho sự đột phá, năng động, là ngọn cờ phát triển kinh tế xã hội của cả nước ở nhiều mô hình, như: chính quyền điện tử, mô hình dịch vụ công, dịch vụ một cửa lần đầu thực hiện tại khu vực. Tôi đánh giá cao TP.HCM trong vai trò Chủ tịch hội đồng vùng, đã làm được rất nhiều việc trong liên kết vùng. Nổi bật nhất là sự kết hợp giữa các bộ, ngành với vùng và các địa phương trong vùng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra rằng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tuy còn nhiều lợi thế nhưng chưa tận dụng hết nên đang phát triển chậm lại. Cũng có nhiều nguyên nhân khách quan như biến đổi khí hậu, môi trường, thời tiết phức tạp…nên xuất hiện xu hướng tăng trưởng chậm.

Kế đến, cơ chế chính sách chưa được hoàn thiện cho vùng; sự liên kết vùng còn manh mún, mạnh ai nấy làm, thậm chí cạnh tranh lẫn nhau. Là vùng kinh tế động lực nhưng chỉ số CPI, chỉ số năng lực cạnh tranh chưa cao. Cơ chế tổ chức và điều hành còn bất cập, chưa khoa học và chưa hợp lý. Chưa xây dựng được kế hoạch phát triển chung cho vùng; chưa hình thành cơ chế phối hợp ngành, chỉ dừng ở tự phát. Vùng hiện nay phát triển là do nỗ lực từng tỉnh, TP mà chưa có sự nỗ lực chung của cả vùng.

img

Thủ tướng và các lãnh đạo Chính phủ chủ trì Hội nghị phát triển vùng KTTĐ phía Nam. Ảnh: H.V

Phân tích những hạn chế, người đứng đầu Chính phủ định hướng cách tiếp cận để vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng tưởng hơn. “Chúng ta không thể đứng bền lề cuộc cách mạng khoa học công nghệ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần tiếp cận mạnh mẽ để tiếp tục là đầu tàu, dẫn dắt mạnh hơn, bền vững hơn đối với nền kinh tế đất nước. Từng địa phương cả TP.HCM cần năng động và sáng tạo đột phá hơn nữa. Tầm nhìn không chỉ đến năm 2020 mà phải đến 2030 và kiên định các mục tiêu đề ra, tận dụng cuộc cách mạng 4.0 để định hướng sự phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Riêng các bộ, ngành, Thủ tướng yêu cầu kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong vùng, đừng để tình trạng trình lên một năm… chưa giải quyết, làm thế thì không thúc đẩy được phát triển của các địa phương và cả nước. Nghiên cứu thúc đẩy các ngành chế biến, chế tạo, khu công nghệ cao. Đặc biệt, tạo điều kiện cho khu vực DN tư nhân phát triển, bình đẳng, không chấp nhận DN vi phạm đạo đức, làm ăn gian dối, hạ giá thành không lành mạnh. Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, xây dựng nông thôn mới, không còn dân nghèo đói.

Thủ tướng yêu cầu Bộ KH-ĐT, đẩy mạnh quy hoạch vùng, quốc gia trên tinh thần tháo gỡ và phân cấp mạnh mẽ hơn. Bộ Tài Chính xây dựng cơ chế chính sách, tỷ lệ điều tiết hợp lý cho các địa phương, từng tỉnh, TP cho phù hợp. Bộ GTVT tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư đồng bộ hoá hạ tầng, lan toả có tính liên kết vùng.

"Nhiệm kỳ này phải khởi công sớm sân bay Long Thành, đường Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ..  vì là đường huyết mạch nối các vùng với ĐBSCL. Về Ban điều hành vùng, tôi cho rằng phải có tổ chuyên viên, còn chỉ đạo thì có thể Phó Thủ tướng hoặc Thủ tướng, Chính phủ sẽ bàn lại vấn đề này”, Thủ tướng cho biết.

 Cần tăng điều tiết ngân sách cho vùng

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, nhiều tỉnh thành trong đó có lãnh đạo TP.HCM cho rằng khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp ngân sách lớn nhưng điều tiết trở lại không tương xứng.

img

Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân nói về cơ chế điều tiết ngân sách. Ảnh: H.V

Theo Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân, đầu tư vào xã hội của vùng là 27% nhưng tạo ra 45% GDP, cho thấy sự mất cân đối về đầu tư so với giá trị tạo ra. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chỉ ra rằng, quy mô nền kinh tế của vùng rất lớn, trong đó tính trên 1km2 có số DN gấp 6 lần cả nước; GDP gấp 5 lần cả nước; dân số gấp 2,5 lần cả nước; chỉ riêng TP.HCM mỗi năm dân số cơ học tăng thêm một triệu người. Vì vậy, cần rà soát lại tiêu chí phân bổ ngân sách cho vùng. “ Vùng này đóng góp trên 45% GDP trong khi nhận lại tiêu chí phân bổ ngân sách là bao nhiêu? Chúng tôi ước tính chỉ khoảng 15%, phải có con số cao hơn để vùng có động lực phát triển", Bí thư Nhân đề nghị.

Cùng quan điểm, ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng cần điều tiết ngân sách trở lại theo hướng tăng cho các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vì dân số cơ học của khu vực tăng rất nhanh, đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội khó đáp ứng với tỷ lệ hiện nay.

img

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.V

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ rất chia sẻ với các ý kiến và kiến nghị của các địa phương. “Tuy nhiên, vấn đề điều tiết ngân sách dựa trên tổng thể ngân sách của quốc gia, sau năm 2020 sẽ tính toán lại”. Phó Thủ tướng  Vương Đình Huệ cho rằng với tinh thần chung vì cả nước, vùng cần có sự tăng tưởng hơn, phát trển bền vững hơn với hành động tập thể, thể hiện tính liên kết vùng, xứng đáng là đầu tàu kéo nền kinh tế cả nước tăng tưởng theo. 

Cũng chia sẻ vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài Chính xem xét lại để tính toán tỷ lệ điều tiến ngân sách cho các địa phương trong vùng trên cơ sở phù hợp.

img

TS Trần Du Lịch nêu ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: H.V

Ngoài ra, các tỉnh, TP cũng yêu cầu ngoài việc thành lập Hội đồng vùng, Ban điều hành còn cần có cơ chế ngân sách vùng để hoạt động.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo bộ, ngành đã đi thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.

Liên kết còn yếu, manh mún

Theo TS Trần Du Lịch, tính liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn yếu, nhất là kết nối giao thông - đây là tiền đề chính làm động lực phát triển vùng. "Cái nào thược cấp Bộ thì các Bộ cần làm nhanh, của vùng thì ngồi lại họp bàn và làm luôn, không họp xong rồi để đó. Vấn đề phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không tách rời vùng TP.HCM", TS Trần Du Lịch góp ý.

Còn Theo TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì chủ thể tăng tưởng hiện nay là là cấp tỉnh, TP chưa thấy có tính tăng tưởng vùng. Khái niệm vùng thực sự chưa rõ ràng, chưa chính danh về pháp lý. Cần có thể chế, không thể cứ ngồi lại họp bàn rồi làm… không được. Về dài hạn cần có cách tiếp cận về mặt thể chế, bởi đó là động lực thúc đẩy vùng phát triển.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem