San sẻ “mùa xuân”

Thứ hai, ngày 24/01/2011 17:17 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Sắp Tết, nhiều người nghèo lại thấp thỏm với câu hỏi: Lấy gì cho gia đình đón Tết? Không phải là những món quà Tết cao sang gì, chỉ là gạo với thực phẩm, có thể thêm tấm áo mới, vậy là người nghèo đã có thể "bếp đỏ lửa ba ngày Tết" rồi! Nhưng xem ra, để có được sự san sẻ những món quà khiêm nhường ấy tới mọi người nghèo, vùng nghèo trong cả nước là không dễ gì.
Bình luận 0

Đó là những địa phương bị thiệt hại nặng nề sau thiên tai, những địa phương kinh tế chưa phát triển, ở vùng núi, vùng sâu vùng xa... Nhưng 11 tỉnh chưa phải là tất cả những tỉnh, thành cần cứu trợ trong cả nước.

Thông thường, ngân sách địa phương sẽ làm tiếp việc hỗ trợ sau chính phủ, nhưng không phải địa phương nào trong nước cũng có điều kiện kinh tế giống như nhau, có những địa phương khá, và cũng nhiều địa phương nghèo. Với những địa phương nghèo, thì trông chờ vào ngân sách địa phương để cứu trợ đồng bào nghèo là rất khó khăn, hạn hẹp. Trong khi đó ở những địa phương, chủ yếu là những tỉnh thành lớn kinh tế tương đối phát triển, thì không những ngân sách địa phương khá dồi dào để chi cho những khoản cứu trợ, mà việc hô hào những doanh nghiệp, nhà hảo tâm, "Mạnh Thường Quân" ở những nơi đó ủng hộ đồng bào cũng dễ hơn và số thu được nhiều hơn. Trái lại, ở những địa phương nghèo, kinh tế chưa mấy phát triển, thì hô hào các nhà hảo tâm là khó, và nếu họ có giúp, số thu cũng không thể nhiều. Đơn giản, vì chính những doanh nghiệp ở các nơi đó cũng chưa phải đã làm ăn phát đạt.

Đã có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn hướng sự giúp đỡ cứu trợ của mình về những tỉnh nghèo, những vùng sâu vùng xa vùng miền núi hay biển đảo, nhưng có lẽ vì thiếu một sự cân đối đồng bộ, nên có thể nơi được nhận cứu trợ nhiều hơn, nơi lại nhận được ít, thậm chí có những nơi nhận được quá ít. Dĩ nhiên, khó yêu cầu sự công bằng tuyệt đối trong cứu trợ, nhưng nếu có một chủ trương chung rồi, lại có sự điều phối từ các cấp "vĩ mô", có kế hoạch và phân vùng cụ thể, thì hàng và tiền cứu trợ tới các địa phương trong nước sẽ hợp lý và hợp lòng dân nghèo hơn. Các đơn vị cứu trợ cũng sẽ thoả mãn hơn, vì những đồng tiền bát gạo quyên góp của mình tới được đúng địa chỉ. Rút kinh nghiệm khi cứu trợ thiên tai lũ lụt, thì có nơi do thuận tiện giao thông lại nhận được nhiều hàng và quà hơn những nơi bị thiệt hại nặng hơn nhưng ở "trái đường".

Lo cho người nghèo ăn Tết là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhưng cách thức lo thế nào cho mọi người nghèo, mọi gia đình nghèo đều nhận được hàng và quà Tết thì lại rất cần một sự tổ chức điều phối khoa học và hợp lý. Có như vậy người nghèo ở khắp 3 miền mới được hưởng trọn vẹn mùa xuân chung...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem