Sau Mỹ, đến lượt Ấn Độ "ra đòn" công nghệ với Trung Quốc

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 06/02/2021 12:20 PM (GMT+7)
Trung Quốc phản đối bất kỳ biện pháp phân biệt đối xử và hạn chế nào đối với các công ty của mình, phát ngôn viên của Bộ Thương mại cho biết, trước những thắc mắc về việc Ấn Độ tiếp tục cấm vĩnh viễn 59 ứng dụng khác của Trung Quốc.
Bình luận 0

Theo thông tin gần đây nhất, Ấn Độ đã tiến một bước xa hơn bằng cách cấm vĩnh viễn 59 ứng dụng Trung Quốc. Nghĩa là hai ứng dụng rất phổ biến gồm TikTok và nền tảng nhắn tin WeChat theo đó đã bị cấm vĩnh viễn tại nước này.

Phát ngôn viên Gao Feng nói trong một cuộc họp trực tuyến, Trung Quốc đã đưa ra lời giải thích rõ ràng cho các nhà chức trách Ấn Độ về lệnh cấm, đồng thời cho biết thêm rằng, họ hy vọng hai nước có thể ngồi lại để tạo ra một môi trường kinh doanh cởi mở và bình đẳng hơn nữa.

Ảnh: @AP.

Ấn Độ đã tiến một bước xa hơn bằng cách cấm vĩnh viễn 59 ứng dụng Trung Quốc. Ảnh: @AP.

Rõ ràng, biện pháp quyết liệt này đã được thực hiện sau khi các đại diện của công ty không thể nào đưa ra là giải thích thỏa đáng được cho Chính phủ Ấn Độ về vấn đề quan trọng như bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư. Chính phủ Ấn Độ cáo buộc người Trung Quốc hưởng lợi từ dữ liệu của người dùng Ấn Độ do các ứng dụng này lưu trữ. Nó được cho là đang được sử dụng cho mục đích kinh doanh, giám sát và dùng cả trong các hoạt động chống lại Ấn Độ.


Trước thông tin này, một chuyên gia Trung Quốc bình luận, việc Ấn Độ cấm vĩnh viễn 59 ứng dụng Trung Quốc bao gồm TikTok là "bằng chứng trung thành" đối với Mỹ, sau khi Bộ điện tử và công nghệ thông tin Ấn Độ đưa ra thông báo cập nhật tuyên bố, cấm vĩnh viễn ứng dụng video TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc.

"Kể từ năm ngoái, phía Ấn Độ đã nhiều lần lấy an ninh quốc gia làm cái cớ để cấm một số ứng dụng di động có nền tảng của Trung Quốc", Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi cho biết trong một tuyên bố.

"Những động thái này vi phạm các nguyên tắc phân biệt đối xử của khối WTO và nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng của nền kinh tế thị trường và gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc," Ji Rong, người phát ngôn của Đại sứ quán cho biết.

Ảnh: @AP.

Ảnh: @AP.

'Tuân thủ luật pháp địa phương'

Đại sứ quán cho biết: "Chính phủ Trung Quốc luôn yêu cầu các công ty Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế và luật pháp địa phương, cũng như các quy định khi kinh doanh ở nước ngoài. "Chính phủ Ấn Độ có trách nhiệm tuân theo các quy định của WTO và các nguyên tắc thị trường, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư quốc tế bao gồm cả các công ty Trung Quốc".

Đại sứ quán Trung Quốc cho biết, các động thái này đã "cản trở việc cải thiện môi trường kinh doanh và sự phát triển đổi mới của các ngành công nghiệp liên quan của Ấn Độ". "Hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-Ấn Độ về bản chất là đôi bên cùng có lợi,"; "Chúng tôi kêu gọi phía Ấn Độ ngay lập tức sửa chữa các lệnh cấm, chính sách phân biệt đối xử và tránh gây thêm thiệt hại cho quan hệ hợp tác song phương".



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem