Sau Mỹ và Châu Âu, đến lượt Nhật Bản "soi" gã khổng lồ Apple, Facebook

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 23/10/2020 06:47 AM (GMT+7)
Nhật Bản sẽ làm việc với các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ và Châu Âu để đặt Apple và các công ty công nghệ lớn khác dưới sự giám sát chặt chẽ hơn, như một phần của nỗ lực quốc tế nhằm hạn chế vi phạm chống độc quyền.
Bình luận 0

Chủ tịch Ủy ban Thương mại Nhật Bản Kazuyuki Furuya vừa công bố thông tin rằng, cơ quan quản lý này đang bắt đầu nỗ lực của riêng mình để cố gắng điều chỉnh, kiểm soát các nhà khai thác, vận hành hành nền tảng công nghệ thương mại lớn như Apple, Amazon, Facebook và Google...

Nỗ lực này cũng sẽ quan tâm chặt chẽ đến bất kỳ thương vụ mua lại hoặc sáp nhập nào có quy mô đủ lớn có thể làm thay đổi cán cân thị trường theo hướng có lợi độc quyền cho các gã công nghệ khổng lồ.

Ảnh: @AFP.

Ảnh: @AFP.

Furuya nói với trang Reuters rằng: "Nếu quy mô của bất kỳ vụ sáp nhập hoặc liên kết kinh doanh nào quá lớn, chúng tôi có thể khởi động một cuộc điều tra chống độc quyền về quá trình mua lại công ty khởi nghiệp của bên mua. 

"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến tượng tự đang diễn ra ở các khu vực bao gồm cả ở châu Âu, trong một liên minh hợp tác mới".

Furuya còn tuyên bố, cơ quan quản lý của Nhật sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Hoa Kỳ và châu Âu và sẵn sàng phản ứng kịp thời nếu có bất kỳ động thái cạnh tranh độc quyền nào không lành mạnh, công bằng, lạm dụng vị thế độc quyền.

Ảnh: @AFP.

Ảnh: @AFP.

Thông báo từ FTC của Nhật Bản cho hay, hiện đang có một làn sóng các hành động chống độc quyền khác đang le lói ảnh hưởng đến Apple và các công ty công nghệ khác.

Vào tháng 10/2020, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn đối với danh sách mới gọi là "hit list". Trong đó, bao gồm 20 công ty internet lớn có thể kế đến như Google, Facebook, Amazon và Apple. Đồng thời, các cơ quan chống độc quyền của EU cũng đang trong quá trình điều tra Apple đối với App Store và Apple Pay.

Bởi Spotify tố Apple lợi dụng Apple Store để cản trở đổi mới, hạn chế lựa chọn của khách hàng để ưu tiên dịch vụ Apple Music. Rakuten cũng nộp đơn kiện tương tự lên EU từ đầu năm nay, cáo buộc Apple phản cạnh tranh khi lấy hoa hồng 30% với các sách điện tử bán qua App Store, trong khi vẫn quảng bá dịch vụ Apple Books của mình.

Cuộc điều tra thứ hai nhằm vào dịch vụ thanh toán Apple Pay để xem nó có vi phạm luật cạnh tranh EU hay không. Bởi Apple hạn chế truy cập chức năng giao tiếp trường gần (NFC) trên iPhone và Apple Watch, đồng nghĩa với các ngân hàng và tổ chức tài chính khác không thể cung cấp thanh toán NFC trên ứng dụng riêng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem