Con động vật quái ác mình đầy lông đang nhai trụi lá thông rừng ở một huyện của Nghệ An

Thắng Tình Thứ năm, ngày 15/08/2024 13:58 PM (GMT+7)
Loài sâu róm thế hệ III/2024 xâm hại, phát triển nhanh với mật độ dày đặc đã ăn trụi lá hàng trăm ha rừng thông ở xã Nghi Yên, Nghi Quang, Nghi Xá, thuộc huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
Bình luận 0

Sâu róm thế hệ III/2024 ăn trụi lá hàng trăm ha rừng thông

Thời gian qua, nhiều cánh rừng thông tại xã Nghi Quang, Nghi Yên, Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An bị nạn sâu róm xâm nhập, tàn phá. 

Sâu róm phát triển nhanh, mạnh đã tàn phá cả một khu vực rừng rộng lớn. Việc sâu róm xâm nhập ảnh hưởng đến việc phát triển của rừng và nguy cơ lan rộng ra nhiều diện tích.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc, từ giữa tháng 7 đến nay, có khoảng 300ha rừng thông phòng hộ của các xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Xá, thuộc huyện Nghi Lộc bị sâu róm cắn phá. Mật độ sâu khoảng 350 đến 400 con/cây thông.

Đặc biệt, những cánh rừng đã bị sâu róm ăn trụi lá gồm khu vực rừng La Nham, dọc đường D4 thuộc Khoảnh 2, tiểu khu 959 xã Nghi Yên. 

Khoảnh 1 tiểu khu 960 xã Nghi Tiến; Đồi 200 thuộc khoảnh 1, tiểu khu 960B xã Nghi Quang và khoảnh 1 tiểu khu 960C xã Nghi Xá.

CLIP: Sâu róm thế hệ III/2024 tấn công ăn trụi lá hàng trăm ha rừng thông ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thực hiện: Cảnh Thắng - Nguyễn Tình


Sâu róm thế hệ III/2024 xuất hiện mật độ dày đặc ăn trụi lá hàng trăm ha rừng thông ở Nghệ An - Ảnh 1.

Loài sâu róm thế hệ III/2024 xâm hại, phát triển nhanh với mật độ dày đặc đã ăn trụi lá hàng trăm ha rừng thông ở xã Nghi Yên, Nghi Quang, Nghi Xá, thuộc huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An. Ảnh: N.T.

Bên cạnh đó, có 450ha diện tích rừng bị nhiễm sâu róm mức độ trung bình với mật độ sâu khoảng 150 đến 200 con/cây thông. 

Các khu rừng này phân bố đều tại rừng Rú Tuần, Tùng Sơn, Cửa Mỏ thuộc khoảnh 1, tiểu khu 959 xã Nghi Yên; vùng Đập nước khoảnh 1, tiểu khu 960B xã Nghi Tiến và một phần Đồi 200 phía Đông giáp biển thuộc khoảnh 1, tiểu khu 960 xã Nghi Quang.

Sâu róm thế hệ III/2024 xuất hiện mật độ dày đặc ăn trụi lá hàng trăm ha rừng thông ở Nghệ An - Ảnh 2.

Cánh rừng thông bị sâu róm ăn trụi lá trở nên tiêu điều, xơ xác. Ảnh: N.T


Sâu róm thế hệ III/2024 xuất hiện mật độ dày đặc ăn trụi lá hàng trăm ha rừng thông ở Nghệ An - Ảnh 3.

Mật độ sâu róm thế hệ III/2024 dày đặc, ở xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An mật độ lên đến 400 con/cây thông. Ảnh: N.T.

Theo kết quả điều tra, các khu vực rừng này đã bị sâu róm non thế hệ III/2024 với tuổi sâu từ 1 đến 6 tuổi (chủ yếu 4 đến 6 tuổi) xâm hại, ăn trụi cành lá.

Ngoài 2 khu vực nói trên còn có khu vực rừng thông xã Nghi Đồng, xã Nghi Hưng, Nghi Lâm, Nghi Phương, Nghi Mỹ, Nghi Văn (Nghi Lộc) cũng bị nạn sâu róm xâm hại với mật độ sâu khoảng 10 đến 30 con/cây thông. Những khu vực rừng thông này có sâu non tuổi từ 1 đến 6 xâm hại.

Thời tiết thuận lợi sâu róm thế hệ III/2024 phát triển với tốc độ nhanh

Hiện, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc đã triển khai phun thuốc phòng trừ sâu VBT. Tính đến hiện tại, hơn 142ha rừng được phun thuốc phòng trừ sâu.

Sâu róm thế hệ III/2024 xuất hiện mật độ dày đặc ăn trụi lá hàng trăm ha rừng thông ở Nghệ An - Ảnh 4.

Loài sâu róm thế hệ III/2024 đang tàn phá các cánh rừng thông ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ảnh: N.T

Ông Trần Văn Trường - Phó Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc, Nghệ An cho biết, nguyên nhân xuất hiện dịch sâu róm là do thời gian vừa qua thời tiết trên địa bàn xuất hiện nhiều sương mù, nắng mưa đan xen, độ ẩm cao tạo điều kiện lý tưởng cho sâu sinh trưởng nhanh, mạnh.

Sâu róm thế hệ III/2024 xuất hiện mật độ dày đặc ăn trụi lá hàng trăm ha rừng thông ở Nghệ An - Ảnh 5.

Những cây thông ở xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá. Ảnh: N.T


Sâu róm thế hệ III/2024 xuất hiện mật độ dày đặc ăn trụi lá hàng trăm ha rừng thông ở Nghệ An - Ảnh 6.

Hiện sâu róm trên các cánh rừng thông đã bắt đầu đóng kén chuẩn bị vòng đời mới. Ảnh: N.T.

Vòng đời của sâu róm kéo dài khoảng 50 ngày. Hiện sâu róm trên các cánh rừng thông đã bắt đầu đóng kén chuẩn bị vòng đời mới. Vì thế, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc tạm dừng phun thuốc. 

Thay vào đó, đơn vị đang chuẩn bị đèn và các vật dụng làm các điểm đèn để bẫy bắt sâu trưởng thành nở ra bướm.

Hiện sâu róm chỉ mới ăn, cắn phá lá thông 1 chu kỳ nên chưa ảnh hưởng nhiều đến cây. Tuy nhiên, nếu không khống chế được nạn sâu róm, đểu sâu tiếp tục phá triển và ăn lá thêm nhiều chu kỳ sẽ nguy hại đến cây thông. 

Ban quản lý rừng phòng phòng hộ huyện Nghi Lộc, Nghệ An đang tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, trừ sâu róm nhằm bảo vệ các cánh rừng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem