Theo dự thảo, căn cứ Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam có tổng chiều dài hơn 5.800km, dự kiến ngành y tế sẽ triển khai xây mới 31 trạm cấp cứu; trong đó giai đoạn 2012-2016 sẽ triển khai mới 12 trạm và giai đoạn 2016-2020 sẽ triển khai mới 19 trạm cấp cứu.
|
Một đoạn đường cao tốc Cầu Cầu Giẽ-Ninh Bình. |
Bộ Y tế dự kiến, riêng năm 2013 xây dựng 2 trạm trên tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, 2 trạm trên đường Hà Nội-Thái Nguyên, 1 trạm trên đường Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.
Các trạm này sẽ phối hợp đồng bộ với mạng lưới bệnh viện cũng như cơ sở y tế trên địa bàn các tỉnh, thành phố nơi tuyến quốc lộ đi qua để cấp cứu những người bị tai nạn giao thông.
Mỗi trạm cấp cứu cần được trang bị tối thiểu các trang thiết bị và phương tiện cấp cứu như xe cứu thương, trang thiết bị cấp cứu, thuốc cấp cứu…
Bên cạnh các trạm cấp cứu, Bộ Y tế cũng dự kiến xây dựng 3 trung tâm điều hành tại 3 vùng miền. Trung tâm điều hành có nhiệm vụ điều phối thông tin tai nạn giao thông trên tuyến đường cao tốc mình phụ trách đến các trạm cấp cứu dọc các tuyến đường bộ cao tốc đồng thời điều phối thông tin đến đơn vị tiếp nhận nạn nhân để các trạm cấp cứu có thể phối hợp với đơn vị tiếp nhận nạn nhân đem lại hiệu quả cao nhất trong cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
Mặt khác, trong chiến lược về cấp cứu y tế do tai nạn giao thôn đường bộ, Bộ Y tế hướng tới mục tiêu xây dựng và củng cố hệ thống cấp cứu tại các tuyến, đủ năng lực đáp ứng tốt với cấp cứu tai nạn thương tích nói chung và tai nạn giao thông nói riêng nhằm giảm tỷ lệ tử vong, giảm di chứng, đáp ứng cấp cứu hàng loạt tiến tới đạt mức chuẩn so với các quốc gia trong khu vực.
Theo Vietnam+
Vui lòng nhập nội dung bình luận.