Theo ông Nguyễn Công Hoàng - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cà phê VN, do doanh nghiệp yếu về tài chính nên các doanh nghiệp cứ mua về tới kho đã phải bán ngay để trả tiền ngân hàng.
Với cà phê kỳ hạn vay bình thường phải tối thiểu 3 tháng còn tạm trữ là 9 tháng để đủ điều kiện điều tiết thị trường. Bắt đầu bước vào tháng 12, nông dân sẽ “bung” cà phê bán trả nợ ngân hàng và để chuẩn bị mua sắm Tết.
Tức là chỉ trong vòng tháng 12 và tháng 1 năm sau sẽ có khoảng gần một nửa lượng hàng bán ra nên cần có một lượng vốn để doanh nghiệp yên tâm điều tiết hàng hoá, tích trữ hàng ngay tại thời điểm đầu vụ.
Ông Đỗ Hà Nam – Tổng Giám đốc Công ty Intemex cho hay: “Hiện chúng tôi vay hệ thống ngân hàng trên 1.000 tỷ đồng, nhưng chưa bao giờ quá hạn một ngày. Vậy mà bao nhiêu năm nay hạn mức vay của Agribank vẫn không được tăng thêm. Chúng tôi không xin hạ lãi suất ngân hàng, nhưng rất mong Agribank tạo điều kiện cho chúng tôi thời hạn vay từ 3 tháng lên 6 tháng để điều tiết giá”.
Ông Lê Đức Thống – Giám đốc Công ty XNK cà phê 2-9, cho biết: “Chúng tôi là khách hàng quen của Agribank, nhưng mỗi năm cũng chỉ vay được 150 tỷ đồng là quá ít. Cà phê tập trung nhiều vào tháng 12, đến tháng 1 - 2 năm sau khi tiếp cận được vốn đã hết thời vụ nên bị vỡ kế hoạch.
Thời gian vay vốn thì ngắn nên doanh nghiệp cứ mua được hàng về là phải lo “bán non” trả nợ ngân hàng nên hiệu quả kinh doanh không cao”. Theo ông Trần Ngọc Sơn – Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, trong niên vụ cà phê 2009- 2010, Agribank đã cho vay 11.300 tỷ đồng.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Agribank nhấn mạnh, Agribank hoàn toàn có thể cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp với hạn mức không chỉ 100 tỷ mà có thể là vài ba trăm tỷ đồng.
Thanh Xuân
Vui lòng nhập nội dung bình luận.