Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đây là đề xuất của ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp năm 2021 diễn ra sáng nay (26/9).
Theo thông tin từ Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, hiện hội có 10.000 hội viên doanh nhân trẻ điều hành hàng chục nghìn doanh nghiệp (DN) trong toàn quốc với hơn 3 triệu người lao động. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của DN. Đa số DN trong hơn 1 năm rưỡi qua đã phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm dừng hoạt động.
Trong bối cảnh đó, hiện rất nhiều DN hội viên đã đến giới hạn của mức chịu đựng. Nhiều DN đến hạn trả gốc và lãi ngân hàng nhưng không có khả năng trả đúng hạn. Theo quy định, nếu không trả gốc và lãi đúng hạn, DN sẽ bị xem xét đánh giá xếp hạng tín dụng. Như vậy khó khăn sẽ càng chồng chất.
"Nếu tình trạng này kéo dài, chắc chắn nhiều DN sẽ phá sản, người lao động sẽ mất việc, dẫn đến mất ổn định trật tự xã hội", ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, lo lắng.
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2021 diễn ra sáng nay, thay mặt Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Đặng Hồng Anh đánh giá rất cao việc NHNN vừa qua đã ban hành thông tư 14/2021, trong đó quy định điều kiện giãn nợ trong vòng 12 tháng là rất kịp thời. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết của nó phải chứng minh doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi Covid-19 và được ngân hàng đánh giá có khả năng trả nợ sau thời gian giãn nợ sẽ rất khó cho doanh nghiệp.
"Tôi đề nghị xem xét các DN đều khó khăn như nhau và được giãn nợ đồng loạt 6-9 tháng không để xuống nhóm nợ, trừ các ngành vẫn hoạt động tốt trong đại dịch như ngành y tế, thực phẩm, sắt thép…", ông Hồng Anh, kiến nghị.
Về việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam kiến nghị mức giảm 50% đến hết tháng 6/2022 đối với thuế suất giá trị gia tăng và áp dụng đại trà, không chọn lọc về mặt hàng nhằm giảm chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giảm giá cho khách hàng tiêu dùng. Điều này tương đối phù hợp với mức giảm quy mô ngân sách, thuận lợi cho công tác quản lý thuế và mức giảm đủ lớn để có tác dụng kích cầu, và có thể gia hạn tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh và tái khởi động nền kinh tế.
Ngoài ra, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cũng kiến nghị nhiều giải pháp để phục hồi nền kinh tế như: Đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh để mua với giá gốc.
"Cũng giống như vaccine, xin đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh để mua số lượng lớn đến 100 triệu bộ với chi phí gốc với giá khoảng 1,5 USD. Nếu mua được giá gốc với số lượng lớn thì có thể tiết kiệm được cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng…", ông Hồng Anh nêu quan điểm.
Ông cũng kiến nghị Bộ Y tế thống kê và có thể đưa vào danh sách thuốc điều trị Covid-19 với một số bài thuốc nam, thuốc bắc của Đông y để tận dụng được nguồn dược liệu của Việt Nam; Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chính quyền giảm ½ thời gian thủ tục hành chính hiện hành; Kiến nghị gia hạn thời gian thực hiện một số dự án đầu tư công được thực hiện hoặc hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân do ảnh hưởng bởi Covid 19 như các dự án năng lượng….
"Đặc biệt, các tổ tư vấn về các kế hoạch phục hồi kinh tế, đề xuất cho các hiệp hội tham gia cùng với các chuyên gia kinh tế vì các hiệp hội và các doanh nghiệp có nhiều thông tin thực tiễn hơn", ông Hồng Anh nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.