Cơn bão này sẽ ảnh hưởng đến nước ta như thế nào,
Dân Việt đã phỏng vấn ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư về diễn biến của bão.
Thưa ông, siêu bão có tên quốc tế Hải Yến (HaiYan) đang hướng về phía nước ta, đến thời điểm này Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư có cảnh báo như thế nào về cơn bão này?
- Cơn bão Hải Yến (HaiYan) hiện nay có cường độ rất mạnh tới cấp 17, giật trên cấp 17; mạnh hơn cấp so với khung dự báo của các đài khí tượng quốc tế Hoa Kỳ. Dự kiến, trong vòng 24 và 36 giờ tới bão tiếp tục di chuyển nhanh với tốc độ 25 đến 30km/giờ theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc. Đến tối khuya và nửa đêm ngày nay (8.11), tâm của bão sẽ vượt qua miền Trung Philippines đổ bộ vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 13 trên Biển Đông trong năm nay.
Sau khi vào biển Đông, bão ma sát với các đảo miền Trung Philippines có thể suy yếu từ 2 đến 3 cấp, nhưng vẫn mạnh đến cấp 14 thậm chí đầu cấp 15. Bão nếu ổn định sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và hướng về phía bờ biển miền Trung nước ta với tốc độ từ 25 đến 30km/giờ.
Hiện thời khó có thể xác định bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh nào, nhưng mà trước tiên đi vào biển Đông các vùng từ vĩ tuyến 9 đến vĩ tuyến 17 là vùng hoàn lưu bão sẽ bao phủ có gió giật cấp 7, cấp 8 trở lên, vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14 thậm chí giật cấp 15, cấp 16, cấp 17 và biển động cực kỳ nguy hiểm, sóng biển có thể cao từ 10 đến 15m.
Trên bờ, chúng tôi vẫn chưa xác định được bão sẽ vào tỉnh nào nhưng toàn bộ các tỉnh từ vĩ độ 14, từ Bình Định trở lên cho đến Bắc của miền Trung cho đến Hà Tĩnh và Nghệ An là vùng tâm bão có thể đổ bộ vào.
Chiều nay (8.11), Thủ tướng Chính phủ sẽ họp trực tuyến để bàn biện pháp đối phó với cơn bão này. Vậy theo dự báo của Trung tâm, lúc này chúng ta cần phải triển khai như thế nào đối với việc ứng phó bão trên biển, ven bờ và trên đất liền?
Trước đó, báo chí đã đưa tin cơn bão số 13 ảnh hưởng đến toàn bộ các
tỉnh Nam Bộ, tức cơn bão trước cơn bão Hải Yến. Song thực chất đây chỉ
là một cơn áp thấp nhiệt đới được hình thành ngay trên Biển Đông. Lãnh
đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư khẳng định, Trung tâm này
chưa hề gọi và đặt tên cho cơn bão số 13, mà tên cơn bão số 13 được “để
dành” cho cơn bão có tên quốc tế Hải Yến. Như vậy, có thể khẳng định,
cơn bão Hải Yến mới là cơn bão số 13, chứ không phải là bão số 14
|
- Theo nhận định của chúng tôi, khoảng tối khuya ngày 8.11 đến rạng sáng ngày 9.11 bão đã vào biển Đông. Đây là cơn bão có cường độ rất mạnh và phạm vi ảnh hưởng rộng.
Về tình hình trên biển, nếu tàu thuyền gần bờ thì phải nhanh chóng di chuyển vào bờ vì bão di chuyển rất nhanh có thể đuổi kịp tàu, thuyền nếu di chuyển chậm. Những tàu thuyền không di chuyển được vào bờ thì tránh xa khu vực đường đi của bão sẽ đi qua.
Ở trên đất liền đây là cơn bão chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đất liền nước ta thời điểm vào những ngày cuối tuần cho nên các địa phương cần phải sẵn sàng phương án sơ tán dân, chằng chống nhà cửa, chuẩn bị hậu cần để phòng chống bão, gió mạnh và mưa lớn có thể xảy ra trong ngày 10.11 (Chủ nhật) và có thể sang đến ngày 11.11.
Ông có thể cho biết cụ thể thời gian chúng ta triển khai các biện pháp ứng phó phải kết thúc trước thời điểm nào?- Theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão T.Ư, từ vĩ tuyến 112 độ Kinh Đông trở ra phía Đông, toàn bộ tàu thuyền phải sơ tán trước 19 giờ tối nay 8.11.
Còn những vùng biển ven bờ phía Tây vĩ tuyến 112 tất cả tàu thuyền cũng phải vào nơi trú ẩn hoặc tránh xa vùng nguy hiểm trước 19 giờ tối ngày 9.11. Ở trên bờ phải sẵn sàng các phương án sơ tán dân, chuẩn bị phòng chống khi bão đổ bộ vào đất liền trước chiều tối ngày 9.11.
Xin cảm ơn ông!
Hải Long (thực hiện) (Hải Long (thực hiện))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.