Sở hữu hơn 3,5% cổ phần Moca, Grab bước chân vào lĩnh vực thanh toán

Lê Thúy Thứ sáu, ngày 07/09/2018 15:16 PM (GMT+7)
Sau khi hoàn tất vụ mua 3,523% cổ phần của Moca, Grap đã có ngay "một chân" trong HĐQT và ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty TNHH Grab Việt Nam, đã chính thức được bổ sung vào HĐQT. Đây được coi là bước đi đầu tiên để Grab “lấn sân” vào lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam.
Bình luận 0

Theo thông tin từ Cục đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch Đầu tư, HĐQT Công ty CP công nghệ và dịch vụ MoCa bổ nhiệm bổ sung ông Nguyễn Tuấn Anh và ông Lim Yen Hock từ ngày 22.5 sau khi mua lại toàn bộ 3,523% vốn cổ phần của Moca mà Access Venture SPV Ltd đang nắm giữ (nguồn tin từ DealstreetAsia), tương đương 287.210 cổ phần.

Đây là động thái nhằm tăng cường hóa lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số trong khu vực của Grab, đi cùng với thương vụ mua lại công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thanh toán iKaaz (Ấn Độ) hồi đầu năm nay.

img 

Grap sở hữu 3,523% vốn cổ phần của Moca 

Trước đó vào đầu năm 2018, Grab tiết lộ kế hoạch tham gia vào lĩnh vực dịch vụ tài chính để mở rộng hoạt động. Từ cốt lõi là nền tảng đặt xe, hoạt động của Grab hiện mở rộng sang mảng dịch vụ giao nhận hàng. Tại Đông Nam Á, Grab Financial cũng trở thành nền tảng thanh toán di động có số lượng giao dịch tăng nhanh thời gian qua.

Tuy vậy, không dễ dàng để có thể được cấp phép cung ứng hoạt động trung gian thanh toán tại Việt Nam. Ngoài điều kiện về vốn (tối thiểu 50 tỷ đồng), một trung gian thanh toán còn cần đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp. Đồng thời, trung gian thanh toán còn cần có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt hay người đại diện theo pháp luật có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách,...

Mua cổ phần tại một trung gian thanh toán đã được cấp giấy phép nhiều khả năng sẽ là con đường dễ dàng hơn cho Grab để tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ tài chính này tại Việt Nam.

Được biết, tính đến ngày 18.5.2018, tổng vốn điều lệ của Moca đạt hơn 81,5 tỷ đồng, trong đó vốn tư nhân là 78,6 tỷ và vốn nước ngoài xấp xỉ 3 tỷ đồng. Về cơ cấu cổ đông, Moca có 3 thành viên sáng lập là ông Trần Thanh Nam – hiện nắm giữ hơn 41% vốn, ông Nguyễn Quang Dũng – nắm 19,5% vốn và ông Trần Đại Long – không nắm giữ cổ phần nào tại Moca. Cổ đông tổ chức có Access Venture Capital (Hồng Kông), đang sở hữu 3,523% vốn Moca, tương đương 287.210 cổ phần và hiện nay do Grap sở hữu.

img

Moca có 8 đối tác ngân hàng, kể tên như VPBank, ACB, Vietcombank, OCB, Sacombank, MaritimeBank, HDBank, SCB, JCB… với khoảng 4.000 điểm chấp nhận thanh toán, chủ yếu trong lĩnh vực tiêu dùng, giao thông - vận tải, giáo dục, nhà hàng, thời trang…

Moca giống Apple Pay, Android Pay và Samsung Pay, nhưng Moca không cần thiết bị POS từ phía người bán hàng, mà chỉ cần mã QR, vì thế rất tiết kiệm chi phí để phát triển mạng lưới. So với dịch vụ thanh toán thẻ trên di động với giải pháp mPOS, như Square, iZettle, người dùng Moca không phải đưa thẻ nhựa để người bán hàng đọc bằng điện thoại di động của họ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem