Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kĩ thuật nuôi dúi cơ bản cho người mới bắt đầu
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kĩ thuật nuôi dúi cơ bản cho người mới bắt đầu
Bích Ngọc - Bùi Mai - Thu Hường
Thứ sáu, ngày 14/04/2023 06:44 AM (GMT+7)
Nuôi dúi hiện nay đang là một hướng đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên để mô hình này thành công bà con cần nắm rõ những kỹ thuật cơ bản cũng như hiểu rõ được tập tính sinh trưởng của loài động vật này.
Dúi hay còn được biết đến là chuột nứa, chuột tre, chuột lách, thuộc họ gặm nhấm. Chúng thường sống tại các vùng rừng núi phía bắc, đặc biệt ở các vạt rừng tre nứa. Những năm gần đây, nuôi dúi lấy thịt cho hiệu quả kinh tế cao, được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế.
"Bén duyên" với việc nuôi dúi từ năm 2008, đến nay, anh Đỗ Văn Toan (Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) đã sở hữu trang trại lên tới hơn 3.000m2. Theo anh Toan, để mô hình nuôi dúi thành công đầu tiên cần nắm vững những kiến thức cơ bản về loài gặm nhấm này.
Video: Kỹ thuật nuôi dúi cho người mới bắt đầu.
1. Kỹ thuật làm chuồng nuôi dúi
Địa điểm nuôi dúi lý tưởng là một khu thật yên tĩnh (điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi dúi sinh sản). Chuồng dúi nên tránh ánh sáng trực tiếp (trong tự nhiên ngày dúi ngủ trong hang, tối mới ra ngoài đi kiếm ăn).
Chuồng dúi đơn giản nhưng ưu tiên sự thoáng mát
Trong chuồng đặt các ống cống nhỏ hoặc các gốc cây, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm. Lưu ý, mật độ càng nhiều thì cần nhiều ống và các loại gốc cây để chúng trú ẩn, tránh nhau để không cắn nhau.
Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản, tuy nhiên người nuôi dúi cần phải nhận biết được khi nào con dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể dúi mẹ cũng ăn con. Cần chú ý phải cho ăn đủ thức ăn để tránh khi đói dúi cắn nhau. Ngoài ra, cần bố trí các vật trú ngụ sao cho phù hợp để hạn chế tối đa chúng cắn nhau.
2. Thức ăn và khẩu phần ăn của dúi
Thức ăn cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sản lượng dúi thành phẩm. Thức ăn cho dúi vô cùng đa dạng, tuy nhiên để đảm bảo cho tiêu hóa cũng như để dúi phát triển tốt, bà con chỉ nên cho dúi ăn thân mía, tre, trúc, nứa loại bánh tẻ, bông lau, măng,… Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm các loại thức ăn dinh dưỡng khác cho dúi như ngô, khoai, sắn,…
Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng thịt dúi.
3. Một số bệnh thường gặp ở dúi
Một số bệnh thường gặp ở dúi.
Là động vật hoang dã mới được thuần hóa trong những năm gần đây, sức đề kháng của loài dúi khá mạnh, nên ít mắc dịch bệnh. Tuy nhiên, bà con cũng cần lưu ý một số bệnh thường gặp ở loài vật này.
Dúi là một loài vật tương đối dễ nuôi đối với bà con vì không mắc các bệnh dịch, khỏe mạnh, đồ ăn cho dúi cũng vô cùng đơn giản và không tốn nhiều chi phí.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.