Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi cá tầm nhanh lớn, năng suất cao
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi cá tầm nhanh lớn, năng suất cao
Bích Ngọc - Lưu Hoài
Thứ hai, ngày 01/01/2024 07:06 AM (GMT+7)
Nuôi cá tầm là mô hình mang lại lợi nhuận lớn cho bà con nông dân ở những vùng thời tiết lạnh. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao và hạn chế dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá tầm trong số phát sóng tuần này.
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá tầm cùng Sổ tay Nhà nông
Mô hình nuôi cá tầm lồng trong ao với chi phí thấp giúp người dân chuyển đổi từ vật nuôi truyền thống sang loài cá có giá trị kinh tế cao, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao và hạn chế dịch bệnh, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá tầm trong số phát sóng tuần này.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi cá tầm nhanh lớn, năng suất cao.
1. Đặc điểm sinh học của cá tầm
Cá tầm là loại cá xứ lạnh có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Chúng thường sống ở nơi có nhiệt độ thấp, đặc biệt là vùng núi cao. Tại Việt Nam đang nuôi 2 giống cá tầm chính là cá tầm Trung Quốc và cá tầm Siberi.
Đặc điểm nổi bật của cá tầm là kích thước dài, mõm cong vút, là cá không xương, chỉ có sụn, thân cấu tạo 5 hàng sụn, da cá rất dày, không có vảy, đuôi cá chẻ đôi, cá không có răng, mùi dài và có râu. Da cá nhẵn, thường có màu đen hoặc xám.
Tuy nhiên nuôi cá tầm không đơn giản bởi chúng là loài cá có bản tính ưa lạnh, nguồn nước sống phải sạch tự nhiên, phải đảm bảo lượng oxy hòa tan cao thì cá tầm mới phát triển và đạt được trọng lượng tối đa.
2. Thiết kế bể nuôi cá tầm đúng kỹ thuật
- Cá tầm là loài cá ăn tầng đáy. Vậy bước thiết kế ao nuôi cá tầm cũng rất đáng chú ý. Nếu nuôi ao đất rất khó kiểm soát thức ăn, gây lãng phí, thức ăn dư thừa dễ gây bệnh cho cá.
- Hiện nay rất nhiều bà con đang làm bể nuôi cá tầm bằng bể nổi lót bạt, nhằm kiểm soát tốt môi trường, gom thải tầng đáy sạch giúp cá có môi trường tốt lớn nhanh.
Bể nổi nuôi cá tầm thiết kế dạng hình chữ nhật, hình vuông. Nhưng tốt nhất vẫn là dạng hình tròn có chiều cao từ 1,2m - 1,5m. Tạo dòng trong ao thành một hệ thống nước lưu động phù hợp với tập tính sống của Cá tầm.
3. Chọn giống cá tầm
Phải chọn giống cá tầm chất lượng, trại giống lớn, uy tín, có kiểm dịch thường xuyên; con giống có thân dài khoảng 14 - 20cm có trọng lượng từ 40 - 100gr/con. Khi chọn cá tầm giống thả vào thau, chậu, quan sát cá bơi nhanh nhẹn, không co cụm vào một góc đông con. Chọn được nguồn giống cá tầm chất lượng thả vào bể nuôi sẽ làm tỷ lệ sống cao và phát triển nhanh.
Kỹ thuật nuôi cá tầm còn phụ thuộc vào kinh nghiệm từng người, nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát, môi trường nước tốt, không có điều bất thường
Trên đây là một số kỹ thuật nuôi cá tầm cùng Sổ tay Nhà nông, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.