Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại bệnh thường gặp khi nuôi cá bằng công nghệ"sông trong ao"
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại bệnh thường gặp khi nuôi cá bằng công nghệ "sông trong ao"
Bích Ngọc - Bùi Mai - Lưu Hoài
Thứ ba, ngày 06/06/2023 14:00 PM (GMT+7)
Môi trường nước không sạch sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh cho đàn cá, khiến chất lượng, sản lượng cá bị ảnh hưởng mạnh. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông điểm qua một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt và phương pháp chữa bệnh cho cá khi nuôi theo công nghệ "sông trong ao".
Cùng Sổ tay Nhà nông điểm qua một số bệnh thường gặp và phương pháp chữa bệnh cho cá nuôi bằng công nghệ "sông trong ao".
Một số loại bệnh thường gặp khi nuôi cá bằng công nghệ "sông trong ao"
Thời tiết thay đổi, môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề khiến cho nguồn nước ẩn chứa nhiều mầm bệnh phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đàn cá. Các bệnh của cá thường phát triển thuận lợi trong môi trường ao tù nước đọng hoặc môi trường nước có hàm lượng hữu cơ cao. Tuần này Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con điểm qua một số bệnh thường gặp và phương pháp chữa bệnh cho đàn cá nuôi bằng công nghệ "sông trong ao".
1. Bệnh trùng mỏ neo
Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng ngoại ký Lernaea bám trên da, vảy hay hốc mắt, mũi, miệng của cá. Nhiệt độ mát mẻ từ 20 - 30 độ C là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển mạnh.
Cá mắc bệnh này thường khiến cá gầy yếu và có biểu hiện ngứa ngáy. Bà con có thế nhận biết qua việc cá quẫy đuôi mạnh hoặc cố ý cọ xát vào thành ao khiến cá bị thương dẫn đến chảy máu. Trùng mỏ neo còn khiến miệng cá bị sưng không khép lại được và không thể ăn thức ăn.
Để phòng tránh bệnh này, người nuôi cá cần phải giữ ao cá luôn sạch sẽ, tuyệt đối không được đưa nguồn nước từ ao cá có mầm bệnh vào ao nhà nuôi. Lá xoan có tác dụng diệt ấu trùng Lernaea, bà con có thể lót lá xoan xuống hồ trước khi thả cá để phòng bệnh hiệu quả hơn.
Khi có dấu hiệu cá bị bệnh bà con có thể sử dụng thuốc tím KMno4 nồng độ 10 – -12 ppm tắm cho cá từ 1 – 2 giờ, ở nhiệt độ 20 – 30°C. Hoặc dùng Seaweed 2 – 2.5 lít/1000m³ nước, mỗi tuần xử lý 1 lần và xử lý trong 2 tuần để loại bỏ hết ký sinh trùng
2. Bệnh loét ngoài da
Đối với bệnh loét ngoài da ở cá, có nhiều tác nhân gây bệnh nhưng tác nhân chính là nấm Alphanomyces Invadan. Loại nấm này nguy hiểm đến mức phát triển và ăn sâu vào thịt cá.
Biểu hiện của bệnh này có thể thấy dễ dàng qua tình trạng da bên ngoài của cá như da sậm màu, bong vảy, thân cá xuất hiện các đốm đỏ rồi lở loét thậm chí ăn vào tận xương.
Bà con cần thường xuyên dọn tẩy ao, bón vôi hoặc phơi đáy. Tránh cho cá ăn quá nhiều dẫn đến thừa thức ăn. Ngoài ra, bà con cần lưu ý một số loại thuốc bổ cần được bổ sung để phòng tránh bệnh như: Bio-activit, Nutri-fish, Biozyme, Bio-Sorbitol, Vitamin C premix.
Để chữa trị căn bệnh này cho cá, bà con có thể áp dụng phương pháp đơn giản như trộn Kana-Ampicol, Enro-Ampitrim, Bioflum, F-2… vào thức ăn cho cá hoặc có thể dùng muối ăn nồng độ 2 – 3% để tắm cho cá trong 3 – 10 phút hoặc dùng Formalin nồng độ 500ppm tắm trong 10 – 15 phút.
Trên đây là một số bênh thường gặp và phương pháp điều trị cho cá nuôi với công nghệ "sông trong ao". Mong rằng những thông tin trong Chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này sẽ hữu ích cho bà con.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.