Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhờ vậy, nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp đã được kịp thời giải quyết thấu tình đạt lý.
Hóa giải nhiều mâu thuẫn
Gần 30 năm tham gia công tác hòa giải ở cơ sở, ông Quách Thiện – Chi hội trưởng nông dân thôn Thắng Công (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn) đã tham gia hầu hết các vụ tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra tại địa phương, với tỷ lệ hòa giải thành công từ 90% trở lên. Mỗi ngày, dù vướng bận với "cơm, áo, gạo, tiền", nhưng trong xóm, thôn có việc là ông trực tiếp đến hỏi han, hòa giải.
Ông Thiện chia sẻ, ở vùng nông thôn, đa số mâu thuẫn chủ yếu phát sinh từ tranh chấp đất giáp ranh; bất hòa trong gia đình; thậm chí cả chuyện con trẻ chọc ghẹo nhau… Khi tiếp nhận vụ việc, ông cùng các thành viên trong tổ hòa giải thôn dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có cách hòa giải hợp lý.
"Hòa giải không chỉ giải quyết mâu thuẫn nhất thời mà còn giúp hàn gắn tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình. Quan trọng nhất là phải tiến hành hòa giải ngay khi sự việc "còn trong trứng nước"; bởi khi mâu thuẫn nhỏ, các bên dễ thấu hiểu và chấp nhận làm hòa hơn khi nó đã trở nên nghiêm trọng. Làm công tác hòa giải ở cơ sở phải từ cái tâm trong sáng thì mới trụ được vì rất dễ va chạm" - ông Thiện tâm sự.
Phát huy hiệu quả của 1.044 tổ hòa giải
Không riêng ông Thiện, hầu hết những hòa giải viên cơ sở đều làm việc với cái tâm và sự nhiệt huyết. Mỗi khi trong xóm, thôn có chuyện, hòa giải viên lại gặp gỡ các bên tìm hiểu sự việc, khéo léo tác động từng người; vận dụng cả lý và tình để giải quyết.
Báo cáo kết quả triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ của Hội ND tỉnh Bình Định cho thấy, thời gian qua Hội ND các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Hội ND cấp trên và của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương nên công tác tuyên truyền pháp luật, tham gia hòa giải và giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ hội viên, nông dân và trong nhân dân luôn được chú trọng.
Trong hơn 5 năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Bình Định đã phối hợp tổ chức 12.092 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 2.665.552 lượt cán bộ, hội viên nông dân. Tổ chức 251 lớp tập huấn về kiến thức pháp luật cho nông dân cho hơn 18.723 lượt người, trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho 275.912 lượt người, chủ yếu các luật như: Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Hòa giải, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Hôn nhân Gia đình… và các văn bản khác có liên quan. Qua đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho nông dân có những chuyển biến tích cực. Số đơn thư khiếu nại tố cáo của nông dân có chiều hướng giảm, hiểu biết pháp luật của cán bộ, hội viên nông dân ngày được nâng lên.
Các cấp Hội ND trong tỉnh Bình Định đã xây dựng được 1.044 tổ hòa giải, số hòa giải viên là cán bộ hội có 2.721 người; 1.103 tuyên truyền viên pháp luật. Trong 5 năm, các tổ hòa giải đã hòa giải thành công 7.779/9.307 vụ, hầu hết các vụ việc đều liên quan đến quyền lợi của nông dân.
Bên cạnh đó, Hội ND các cấp xây dựng các mô hình Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật. Tính đến nay toàn tỉnh Bình Định có 80 câu lạc bộ với 2.419 thành viên là những tuyên truyền viên nòng cốt, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng hội viên và người dân trên địa bàn, tham gia hòa giải những mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nông dân ngay tại cơ sở.
Hội ND tham gia tiếp dân cùng lãnh đạo HĐND, UBND các cấp theo định kỳ (các cấp Hội tham gia tiếp 15.359 công dân, với 15.851 buổi tiếp). Các cấp Hội phân công cán bộ hội tham gia sinh hoạt với chi Hội, hội viên nông dân, lắng nghe, tìm hiểu, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nông dân để kịp thời phản ánh với Đảng, chính quyền các cấp về tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đề xuất, phối hợp giải quyết, xử lý các đơn thư khiếu nại, các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn ở cơ sở.
Thông qua các buổi tiếp dân, Hội đã phối hợp với các ngành chức năng tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn, giải thích cho nông dân hiểu các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của nông dân để vận động, hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh giữa nông dân với nông dân, góp phần hạn chế các khiếu kiện, khiếu nại của nông dân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.