Loài hoa trắng tinh khiết, hính dáng như quả chuông tí hon được cho là hoa ưu đàm.
Những năm gần đây, không ít người dân xôn xao về một loại hoa màu trắng tinh khiết, có hình dáng tựa như những chiếc chuông tí hon nhỏ xíu, cánh mỏng manh xuất hiện trên những pho tượng lớn, thậm chí là tượng Phật tại nhiều ngôi chùa trên khắp thế giới. Người ta đồn thổi rằng, đây chính là Ưu Đàm Bà La Hoa cực kỳ quý, phải may mắn lắm mới có thể thấy hoa xuất hiện bởi 3.000 năm mới ra một lần.
Vậy thực chất đây có phải giống hoa ưu đàm đặc biệt được ghi chép trong Kinh Phật không?
Nhiều năm trước, những bông hoa ưu đàm đầu tiền được tìm thấy trên các bức tượng Phật Như Lai tại Hàn Quốc.
Năm 1997, những bông hoa ưu đàm đầu tiên được tìm thấy tại một ngôi chùa Phật giáo tại Hàn Quốc. Điều đáng chú ý là 24 bông hoa nhỏ bé lại mọc trên… ngực bức tượng đồng - vàng Phật Như Lai, mỗi bông chỉ dài hơn 0,2cm. Hoa có màu trắng tinh khôi, cánh rất nhỏ và mỏng manh như pha lê, đôi khi mang mùi hương nhẹnhàng, và phải nhìn rất kỹ mới nhận ra đây là một loại hoa chứ không phải vết bẩn bụi.
Thời điểm ấy, người ta đồn rằng đây chính là hoa Ưu Đàm Bà La Hoa – loài hoa trên tiên giới chỉ xuất hiện sau 3000 năm, bởi lẽ chúng mang hình dáng rất giống nhau. Vì vậy, những bông hoa kỳ lạ xuất hiện thu hút sự chú ý của hàng trăm người dân từ nhiều nơi tới để chiêm ngưỡng sự kiện hiếm hoi này.
Sau đó, loài hoa này liên tục được phát hiện tại nhiều ngôi chùa tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhiều thời gian sau, loài hoa này liên tục khai nở ở các ngôi chùa tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Úc, Pháp,… Đặc biệt, năm 2012 hoa ưu đàm xuất hiện tại một số tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam khiến người dân tò mò đổ xô đi xem, thậm chí có người còn nhìn thấy ánh hào quang tỏa ra từ loài hoa này. Tuy nhiên, hoa ưu đàm không chỉ mọc trên tượng phật mà còn được tìm thấy trên các thanh sắt, khung cửa sổ, đá ẩm ướt, cửa nhôm,…
Sau khi thấy những hình ảnh được cho là hoa ưu đàm, nhiều người dân không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện ra thực vật giống hệt loài hoa quý này xuất hiện cả trong nhà mình, trên dây xích, ống nhựa, hay mọc trên cả… trái thanh long.
Nhiều người tin rằng đây là Ưu Đàm Bà La Hoa trong truyền thuyết Phật Giáo mà chỉ 3.000 năm mới khai nở một lần.
Trước hiện tượng một loài hoa khá quý hiếm, được ghi chép trong Kinh Phật lại mọc “nhan nhản” ở nhiều vị trí, tại khắp các nơi trên thế giới, các nhà khoa học đã đưa ra lời lý giải. Theo đó, sau khi quan sát qua kính hiển vi có độ phóng đại lên 400 lần, loài hoa được cho là hoa ưu đàm này thực chất chỉ là sinh vật bậc thấp, chưa có cấu trúc mô. Nó thực chất là nấm nhầy, đến kì sinh sản, nó sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử, đến khi gặp điều kiện phù hợp thì sẽ sinh sôi nảy nở.
Hình ảnh hoa ưu đàm xuất hiện trên thanh sắt được phát hiện tại Hàn Quốc.
Theo kinh Phật ghi chép, “Ưu Đàm Bà La” (tức hoa ưu đàm) trong tiếng Phạn có nghĩa là một loài hoa mang đến điềm lành từ Thiên Đàng, chỉ khai nở 3.000 năm một lần và những người nghiên cứu kinh Phật trên khắp thế chưa ai tìm thấy tài liệu nào khẳng định loài hoa mà mọi người đang gọi là hoa Ưu Đàm là Ưu Đàm Bà La trong kinh Phật.
Hình ảnh hoa ưu đàm xuất hiện trên thanh sắt được phát hiện tại Hàn Quốc.
Các nhà khoa học khẳng định, đây làsinh vật bậc thấp có tính nhầy, hay được biết đến là nấm nhầy, thường phát triển trong điều kiện sinh thái ẩm ướt, trênkim loại đồng, đá, sắt, gỗ, thanh thép, lá cây, hoa quả,...
Tuy nhiên thứ hoa mà mọi người tìm thấy mọc trên những thanh sắt này...
Lý do khiến cho người dân liên tục đồn đại rằng loại nấm này là hoa ưu đàm chẳng qua chỉ là do sự xuất hiện đặc biệt của chúng trên tượng Phật tại một số ngôi chùa. Thực chất, đây chỉ là một loài nấm dại thường phát triển dưới nhiều điều kiện môi trường và các chất liệu khác nhau như kim loại đồng, đá, sắt, gỗ, thanh thép, lá cây, hoa quả,…
thậm chí là trên trái thanh long thực chất chỉ là một loại nấm dại.
Vì có hình dáng khá giống nhau, lại xuất hiện ở những nơi thiêng liêng như chùa, đền, trên tượng Phậtnên loài thực vật này dễ bị nhầm tưởng là hoa ưu đàm.
Ngọc Quỳnh (Khám phá)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.